Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

You can change these settings at any time, Schemes and Mind Maps of Commercial Law

You can change these settings at any timeG hhll

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022

Uploaded on 02/27/2023

vo-djang-kha
vo-djang-kha 🇻🇳

1 document

1 / 12

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CHỦ ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KỲ
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2020-2021.
Chu đê 1. Quan điểm của CN Mác -Lênin về ý thức và bản chất của ý thức (liên hệ với
việc học tập và rèn luyện của sinh viên).
1. Khái niệm ý thức và bản chất của ý thức:
Ý thức toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm những tri thức, kinh
nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hi vọng, ý chí, niềm tin, ... của con người reong cuộc
sống, ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên là lịch sử-xã hội, là kết quả của quá
trình phản ánh thế giới hiện thực, khách quan vào trong đầu óc của con người.
Bản chất của ý thức là sự phản ánh năng đông, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
2. Nôi dung Bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh
tích cực, sáng tạo hiện thưc khách quan của óc người, phản ánh ý thức là hình thức cao nhất của con
người.
Thứ nhất,ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh. Trong đó,
cái được phản ánh, tức vật chất là hiện thực khách quan, ở ngoài và độc lập với ý thức. Ngược lại,
cái phản ánh, tức ý thức hiện thực chủ quan. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Ý thức lấy hiện thực khách quan làm tiền đề và bị hiện thực khách quan quy định.
Thứ hai, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nhưng không phải là hình ảnh vật
lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là hình ảnh của thế giới hiện thực được cải biến
trong đầu óc con người. Con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức ra đời trong
quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính tích cực, chủ
động và sáng tạo hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
Phản ánh ý thức mang tính sáng tạo. Tính năng động và sáng tạo của ý thức là quá trình cải
biến các đối tượng vật chất đã được di chuyển vào bộ não con người. Sự phản ánh của ý thức là quá
trình thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này có tính hai chiều,
có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Đây là quá trình mã
hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba , chuyển hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá
tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn chuyển hoá tưởng thành thực tại, hoặc vật chất hoá tư
tưởng của con người dưới dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này con người lựa chọn
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download You can change these settings at any time and more Schemes and Mind Maps Commercial Law in PDF only on Docsity!

CHỦ ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KỲ

HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2020-2021.

Chủ đề 1. Quan điểm của CN Mác -Lênin về ý thức và bản chất của ý thức (liên hệ với việc học tập và rèn luyện của sinh viên).

  1. Khái niệm ý thức và bản chất của ý thức: Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hi vọng, ý chí, niềm tin, ... của con người reong cuộc sống, ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên là lịch sử-xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực, khách quan vào trong đầu óc của con người. Bản chất của ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
  2. Nội dung Bản chất của ý thức:Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan , là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người, phản ánh ý thức là hình thức cao nhất của con người. Thứ nhất, vì ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh. Trong đó, cái được phản ánh, tức vật chất là hiện thực khách quan, ở ngoài và độc lập với ý thức. Ngược lại, cái phản ánh, tức ý thức là hiện thực chủ quan. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức lấy hiện thực khách quan làm tiền đề và bị hiện thực khách quan quy định. Thứ hai, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nhưng không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là hình ảnh của thế giới hiện thực được cải biến trong đầu óc con người. Con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính tích cực, chủ động và sáng tạo hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội_._  Phản ánh ý thức mang tính sáng tạo. Tính năng động và sáng tạo của ý thức là quá trình cải biến các đối tượng vật chất đã được di chuyển vào bộ não con người. Sự phản ánh của ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là , trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này có tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết. Hai là , mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Đây là quá trình mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là , chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn chuyển hoá tư tưởng thành thực tại, hoặc vật chất hoá tư tưởng của con người dưới dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này con người lựa chọn

những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.  Ý thức mang bản chất xã hội: vì ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.

  1. Ý nghĩa phương pháp luận : tính phản ánh và tính sáng tạo của ý thức thống nhất với nhau trong hoạt động thực tiễn xã hội của con người. Ý thức là hình thức phản ánh xã hội – phản ánh một cách năng động sáng tạo hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người có lợi ích. Quá trình này không thể có ở bất kì thực thể vật chất nào kể cả những động vật “thông minh”, máy tính điện tử hay robot. Liên hệ bản thân: Có thể nói ý thức là một điều thiết yếu cần có ở con người chúng ta, đặc biệt là học sinh sinh viên. Với sinh viên thì vai trò của ý thức càng quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên hiện nay một đại bộ phận sinh viên lại mất đi sự ý thức của bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện đó là việc học, chỉ tập trung vào những công việc không cần thiết đặc biệt là dành quá nhiều thời gian của mình vào trong công việc làm thêm. Với sinh viên năm nhất các bạn vẫn còn áp dụng hình thức học tập cũ không cải biến và còn tính thụ động và không sáng tạo trong học tập, hay trong quá trình rèn luyện tác phong, đạo đức còn hạn chế. Điều này dẫn đến quá trình học tập của bản sẽ giảm sút và quá trình học tập của bạn sẽ không kịp tiến độ. Chính vì vậy mà bản thân là một sinh viên thì nên cần có ý thức trong việc xác định mục tiêu học tập và rèn luyện của bản thân để từ đó đưa ra những cách học hay những biện pháp rèn luyện một cách phù hợp và khoa học, thay đổi cách học lập không chỉ nghe giảng viên dạy thôi không đủ mà càn phải đọc sách hay tham khảo về những vấn đề mình học và liên hệ với thực tiễn. Chủ động học tập và tìm hiểu những kiến thức từ giảng viên và trên các trang mạng thông tin đại chúng như sách, báo, … nhưng chọn lọc các thông tin một cách phù hợp và chính xác: chấp hành đúng những quy định của nhà trường. Luôn nâng cao trình độ của bản thân ngoài việc học các môn chuyên ngành cần phải học và trang bị cho bản thân những kĩ năng mềm để giúp bản thân trong học tập và làm việc. Tránh những suy nghĩ tiêu cực hay lối học thụ động không có tinh thần cầu tiến. Những điều này cần phải bài trừ khỏi bản thân. Không ngừng tham gia và sáng tạo đưa râ những ý kiến hay giải pháp hay cho học tập và rèn luyện. Tóm lại cần xây dựng ý thức trong học tập và rèn luyện “vì ý thức không phải tự nhiên mà có, mà là do bản thân ta tạo ra nó”. **Chủ đề 2. Quan điểm của CN Mác-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (liên hệ với việc học tập và rèn luyện của sinh viên).( Nhật Trân)
  2. Khái niệm**

+ Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm với một mức độ nhất định hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội.

3. Ý nghĩa phương pháp luận :

  • Vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, hành động tuân theo quy luật khách quan.
  • Ý thức có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, phải thấy được vai trò tích cực của nhân tố ý thức, tinh thần trong việc sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện vật chất hiện có.
  • Cần tránh việc tuyệt đối hoá vai trò duy nhất của vật chất trong quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nghĩa là cần chống lại thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào điều kiện vật chất. Đồng thời cần chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, đánh giá không đúng vai trò của các điều kiện vật chất trong hoạt động thực tiễn. Liên hệ: Trong học tập chúng ta phải luôn hướng tới việc đạt được thành tích cao, đat được học bổng việc đó sẽ hình thành mục tiêu và tự thiết lập được các phương án, hình thức, cách thức học tập phù hợp, song song đó nó phải mang tính sáng tạo; sự cố gắng nỗ lực mà chúng ta đã bỏ ra sẽ được hiện thực bởi thành quả mà chúng ta đạt được. Vì thế cần phải hiểu rõ bản chất vấn đề, bản thân chính mình để có thể vận dụng tốt thế mạnh phát triển về mọi mặt trong thời kì hội nhập. Chủ đề 3. Quan điểm của CN Mác-Lênin về nguyên lý mối liên hệ phổ biến (liên hệ với việc học tập và rèn luyện của sinh viên)
  1. Khái niệm: Mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định , sự tác động, ảnh hưởngràng buộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Mối liên hệ phổ biến: là tính phổ biến của các mối liên hệ diễn ra ở mọi sự vật – hiện tượng của thế giới (mọi SV - HT, không gian, thời gian). VD: mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá. 2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến: - Tính khách quan : vận động của sự vật – hiện tượng là khách quan, vốn có. Mà quá trình vận động thực chất là quá trình liên hệ, tác động lẫn nhau trong một sự vật hoặc giữa các sự vật – hiện tượng. Vì vậy, mối liên hệ của mọi sự vật đều tồn tại khách quan theo quá trình vận động phát triển của nó.

- Tính phổ biến : mối liên hệ chẳng những diễn ra ở mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật

  • hiện tượng. Ta có thể thấy được mối liên hệ trong tự nhiên giữa động vật và thực vật, giữa cơ thể sống và môi trường; trong xã hội là mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa các tập đoàn người, giữa các quốc gia với nhau… - Tính phong phú, đa dạng : tuỳ theo tính chất, phạm vi, trình độ, vai trò… mà mối liên hệ biểu hiện sự phong phú đa dạng của mình. Ta có thể khái quát chúng thành nhiều mối liên hệ như: cái chung & cái riêng, cơ bản & không cơ bản, bên trong & bên ngoài… 3. Ý nghĩa phương pháp luận:
  • Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Khi xem xét các sự vật hiện tượng phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó càng cho chúng ta sự đánh giá, càng chính xác và đầy đủ sự vật hiện tượng chống lại quan điểm siêu hình phiến diện một chiêu
  • Từ tính chất đa dạng phong phú của mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt nó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có đánh giá đúng về sự vật hiện tượng. Chống lại cách xem xét cào băng, dàn trải, coi mọi mối quan hệ là như nhau. Liên hệ là một sinh viên ta phải:
  • Đổi mới toàn diện phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Sử dụng triệt để các nguồn lực vốn có của bản thân để phát triển toàn diện.
  • Từng bước hiện đại và hội nhập.
  • Làm một vấn đề cần đánh giá sự vật đó một cách toàn diện tránh cái nhìn phiến diện một chiều. Xem xét những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để có đánh giá đúng về sự vật đó tránh cào bằng, dàn trải. Chủ đề 4. Quan điểm của CN Mác-Lênin về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (liên hệ với việc học tập và rèn luyện của sinh viên). Vị trí của quy luật: Quy luật thống nhât và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
  1. Khái niệm:
  • Mặt đối lập là những mặt trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng. VD: Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết; Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp cùng lớn mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp.

Chủ đề 5. Quan diểm của CN Mác-Lênin về thực tiễn và vai trò của thục tiễn đối với nhận thức (liên hệ với nhận thức của sinh viên trong học tập và rèn luyện của bản thân). (Yến Nhi- Thùy Trang)

  1. Khái niệm Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Cấu trúc : Hoạt động sản xuất vật chất; Hoạt động chính trị - xã hội; Hoạt động thực nghiệm khoa học. Nhận thức: là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan
  2. Vai trò của thực tiễn: - Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức Mọi nhận thức của con người, xét đến cùng đều có nguồn gốc tư thực tiễn. Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực, khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức , bằng hoạt động thực tiễn, con người trực tiếp tác động vào thế giới khách quan, bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động, phát triển, để con người nhận thức, qua đó làm cho nhận thức không ngừng được nâng cao. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã sáng tạo ra những phương tiện ngày càng tinh xảo hơn : kính hiển vi, kính thiên văn, tàu vũ trụ, máy vi tính, mạng internet…để nhận thức thế giới.
  • Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức Hoạt động của con người, bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu, biện pháp, cách thức, chiến lược, sách lược… Tất cả những cái đó đều không có sẵn trong đầu óc con người, mà là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực, nêu mục đích yêu cầu, biện pháp, cách thức, chiến lược, sách lược đúng đắn thì hoạt động thực tiễn thành công, ngược lại thì thất bại. Mục đích nhận thức của con người không chỉ để nhận thức, mà suy cho cùng nhận thức là để cải tạo hiện thực, cải tạo thế giới theo nhu cầu, lợi ích của con người. Với nghĩa đó, thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức
  • lý luận. - Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan. Không thể lấy tri thức để kiểm tra tri thức, cũng không thể lấy sự hiển nhiên, hay sự tán thành của số đông hoặc sự có lợi, có ích để kiểm tra sự đúng, sai của tri thức. Ngoài thực tiễn ra, không có phương thức nào khác để kiểm tra nhận thức. Tuy vậy, cũng có những trường hợp chỉ cần thông qua quy tắc của lôgic cũng có thể biết được nhận thức đó đúng, sai. Song suy cho cùng, những quy tắc đó cũng đã được rút ra từ thực tiễn và đã được chứng minh từ thực tiễn.
  1. Ý nghĩa phương pháp luận: Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức và hoạt động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật luôn phải gắn với nhu cầu thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn, để bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách. Do vậy, nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong việc chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, cường điệu lý luận coi nhẹ thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể. Liên hệ bản thân:
  • Bản thân em muốn biết, hiểu việc gì đó cần tìm hiểu kĩ càng, rõ ràng.
  • Áp dụng những kiến thức đã học ở trường lớp.
  • Phải dành nhiều hướng trao đổi thảo luận các vấn đề. Chủ đề 6. Quan điểm của CNDVLS về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và qua hệ sản xuất (trong thời đại 4.0 hiện nay, Việt Nam cần có những biện pháp gì để đẩy quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháp triển của lực lượng sản xuất).
  1. Khái niệm Lực lượng sản xuấ t : là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra ,gồm có : đối tượng lao động và công cụ lao động.Trong toàn bộ tư liệu sản xuất thì công cụ lao động giữ vai trò quyết định.Tuy nhiên tư liệu sản xuất dù có giữ vai trò quan trọng đến đâu thì riêng bản thân chúng không thể tự tạo ra của cải vật chất cho xã hội; Người lao động với kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Chính người lao động là nhân tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất : là biểu hiện mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất vật chất. Trong sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên mà còn có quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất và trao đổi kết quả lao động với nhau. Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ cơ bản sau: - Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất : thường có hai kiểu sở hữu cơ bản là sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. Đây là yếu tố có vai trò quyết định các quan hệ khác trong quan hệ sản xuất. _- Quan hệ quản lý & phân công lao động trong quá trình sản xuất.
  • Quan hệ phân phối sản phẩm._
  1. Nội dung quy luật - Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
  • Là quy luật phổ biến, cơ bản của hình thái kinh tế xã hội, cùng với các quy luật khác nó quy định sự vận động, biến đổi của lịch sử xã hội.  Vận dụng: Trong thời đại 4.0 hiện nay, Việt Nam cần có những biện pháp gì để đẩy quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháp triển của lực lượng sản xuất: Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất: Nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Về tư liệu lao động, từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động chân tay cho đến sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa, quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh. Về đối tượng lao động, cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con người vượt qua những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm sự phụ thuộc của sản xuất vào các nguồn năng lượng truyền thống. Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất Về sở hữu tư liệu sản xuất, nền sản xuất lớn ra đời thay thế dần cho sản xuất nhỏ, khép kín, phân tán. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh gay gắt đã hình thành những xí nghiệp có quy mô lớn. Cách mạng công nghiệp buộc các nước phải điều chỉnh chế độ sở hữu, thực hiện đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt đồng thời phát huy sức mạnh và ưu thế tối đa của sở hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước. Về tổ chức, cách mạng công nghiệp đặt ra những yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế và trao đổi khoa học công nghệ giữa các nước. Từ đó, tạo nên những thay đổi lớn trong lĩnh vực tổ chức. Việc quản lý quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, thông qua ứng dụng các công nghệ như internet, trí tuệ nhân tạo, mô phỏng, robot… tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng mới hiệu quả giúp nâng cao năng suất lao động. Về phân phối, cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng, làm thay đổi đời sống xã hội của con người. Chủ đề 7. Quan điểm của CN Mác-Lênin về con người và bản chất của con người (trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, sinh viên cần làm gì để phát triển toàn diện bản thân).
  1. Khái niệm Con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó.

Con người là sản phẩm tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh, đã là con người thì đều trải qua giai đoạn sinh trưởng , tử vong, mỗi con người đều có nhu cầu ăn mặc, ở, sinh hoạt ..... Mặt xã hội, là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác. Con người chỉ có thể tồn tại được khi tiến hành lao động sản xuất của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

  1. Bản chất con người: - Con người là thực thể sinh học - xã hội : Mặt sinh học con người phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên và những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người. Mặt xã hội tổng hợp những quan hệ xã hội những hoạt động xã hội đời sống tinh thần của con người. Hai mặt này có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người. - Con người vừa là chủ thể lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử : Con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người. Con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử. Bản chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, hưởng ứng với điều kiện tồn tại của con người. - Con người là tổng hòa các mối quan hệ mới xã hội: Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội cụ thể xác định, con người mới bộc lộ bản chất thực của mình và bản chất người của con người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống làm cho con người không còn thuần túy là một động vật, mà là một động vật xã hội. Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội”.
  2. Ý nghĩa phương pháp luận: Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế – xã hội của nó. Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội.
  3. Liên hệ: Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, sinh viên cần làm gì để phát triển toàn diện bản thân: