Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

True-false multiple-choice questions of Political Economy, Exercises of Economics

Câu hỏi trắc nghiệm đúng-sai của môn Kinh tế chính trị từ chương 2 đến chương True-false multiple-choice questions of Political Economy from chapter 2 to chapter 4

Typology: Exercises

2022/2023

Uploaded on 07/09/2023

thu-trang-49
thu-trang-49 🇻🇳

1 document

1 / 14

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CHƯƠNG 2:
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
Nhóm 1: Phần 2.1:
LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
1. Lao động trừu tượng chỉ có ở người có trình độ cao, còn người có trình độ thấp chỉ có lao
động cụ thể?
+ Nhận định “Lao động trừu tượng chỉ có ở người có trình độ cao, còn người có trình độ thấp chỉ có lao
động cụ thể” là SAI.
+ Giải thích:
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.
- Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ
thể của nó; đó là sức hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần
kinh, trí óc.
- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của một quá trình lao động, nó không tính đến
tình độ cao thấp.
+ Ví dụ: Khi người công nhân thực hiện dệt vải thì đồng thời xuất hiện cả lao động cụ thể (nghề dệt vải)
và lao động trừu tượng (hao phí lao động mà người công nhân bỏ ra).
2. Lao động cụ thể được thực hiện trước lao động trừu tượng.
+ Nhận định “Lao động cụ thể được thực hiện trước lao động trừu tượng” là SAI.
+ Giải thích:
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.
- Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ
thể của nó; đó là sức hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần
kinh, trí óc.
-Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của một quá trình lao động, nó diễn ra đồng
thời.
+ Ví dụ: Khi người công nhân thực hiện dệt vải thì đồng thời xuất hiện cả lao động cụ thể (nghề dệt vải)
và lao động trừu tượng (hao phí lao động mà người công nhân bỏ ra).
3. Lao động trừu tượng vừa thể hiện tính chất tư nhân vừa thể hiện tính chất xã hội.
+ Nhận định “Lao động trừu tượng vừa thể hiện tính chất tư nhân vùa thể hiện tính chất xã hội” là SAI.
+ Giải thích:
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe

Partial preview of the text

Download True-false multiple-choice questions of Political Economy and more Exercises Economics in PDF only on Docsity!

CHƯƠNG 2:

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC

CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

Nhóm 1: Phần 2.1:

LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA

1. Lao động trừu tượng chỉ có ở người có trình độ cao, còn người có trình độ thấp chỉ có lao động cụ thể?

  • Nhận định “Lao động trừu tượng chỉ có ở người có trình độ cao, còn người có trình độ thấp chỉ có lao động cụ thể” là SAI.
  • Giải thích:
  • Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
  • Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sức hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
  • Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của một quá trình lao động, nó không tính đến tình độ cao thấp.
  • Ví dụ: Khi người công nhân thực hiện dệt vải thì đồng thời xuất hiện cả lao động cụ thể (nghề dệt vải) và lao động trừu tượng (hao phí lao động mà người công nhân bỏ ra). 2. Lao động cụ thể được thực hiện trước lao động trừu tượng.
  • Nhận định “Lao động cụ thể được thực hiện trước lao động trừu tượng” là SAI.
  • Giải thích:
  • Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
  • Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sức hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. - Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của một quá trình lao động, nó diễn ra đồng thời.
  • Ví dụ: Khi người công nhân thực hiện dệt vải thì đồng thời xuất hiện cả lao động cụ thể (nghề dệt vải) và lao động trừu tượng (hao phí lao động mà người công nhân bỏ ra). 3. Lao động trừu tượng vừa thể hiện tính chất tư nhân vừa thể hiện tính chất xã hội. + Nhận định “Lao động trừu tượng vừa thể hiện tính chất tư nhân vùa thể hiện tính chất xã hội” là SAI.
  • Giải thích:
  • Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sức hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
  • Lao trừu tượng là điểm chung của tất cả các lao động tư nhân, do vậy, nó chỉ thể hiện tính chất xã hội. 4. Lao động cụ thể là cơ sở để các hàng hóa trao đổi với nhau.
  • Nhận định “Lao động cụ thể là cơ sở để các hàng hóa trao đổi với nhau” là SAI.
  • Giải thích:
  • Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
  • Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sức hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
  • Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa. Như vậy, lao động trừu tượng mới là cơ sở để các hàng hóa trao đổi cho nhau.
  • Ví dụ: Sở dĩ 1 mét vải và 5 kg thóc có thể trao đổi cho nhau vì nó đều là sản phẩm của lao động, đều do sức hao phí lao động của con người tạo ra. 5. Lao động trừu tượng xác định thực thể giá trị hàng hóa. + Nhận định “Lao động trừu tượng xác định thực thể giá trị hàng hóa”
  • Giải thích:
  • Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sức hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • Như vậy, lao động trừu tượng là bộ phận tạo nên giá trị hàng hóa, nó xác định thực thể giá trị hàng hóa.
  • Ví dụ: Lao động trừu tượng khi người công nhân may một cái áo là hao phí lao động (cơ bắp) mà người công nhân đã bỏ ra. Giá trị của một chiếc áo là hao phí lao động của người công nhân kết tinh trong đó. Như vậy, lao động trừu tượng của hoạt động may áo đã xác định giá trị của chiếc áo. 6. Giá cả từng hàng hóa luôn luôn bằng với giá trị của nó. + Nhận định “Giá cả từng hàng hóa luôn luôn bằng với giá trị của nó.” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • Giá cả của hàng hóa là giá trị của nó khi được biểu hiện bằng tiền.
  • Giá cả hàng hóa không luôn luôn bằng giá trị, mà nó vận động lên xuống và xoay quanh giá trị hàng hóa.
  • Ví dụ: Giá trị của cái bàn là 200000 vnd, bao gồm: Tiền gỗ, nguyên nhiên vật liệu (c2); hao mòn máy móc, thiết bị nhà xưởng (c1); tiền công trả công nhân (v); giá trị thặng dư (m). Mang cái bàn này ra thị trường bán được bao nhiêu thì đó mới là giá cả.

Nhóm 2: Phần 2.2:

THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

1. Giá cả hàng hóa có thể tách rời với giá trị của chúng và xoay quanh giá trị.

  • Nhận định “Giá cả hàng hóa có thể tách rời với giá trị của chúng và xoay quanh giá trị” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • Giá cả của hàng hóa là giá trị của nó khi được biểu hiện bằng tiền.
  • Giá cả hàng có thể vận động lên xuống và xoay quanh giá trị hàng hóa, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào giá trị mà không phải tách rời giá trị.
  • Ví dụ: Giá cả của cái bàn phụ thuộc vào giá trị của nó, bao gồm: Tiền gỗ, nguyên nhiên vật liệu (c2); hao mòn máy móc, thiết bị nhà xưởng (c1); tiền công trả công nhân (v); giá trị thặng dư (m). 2. Quyển sách được mua với giá là 20000 đồng thì 20000 đồng là giá trị của quyển sách.
  • Nhận định “Quyển sách được mua với giá là 20000 đồng thì 20000 đồng là giá trị của quyển sách” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được tạo ra trong sản xuất.
  • Giá cả của hàng hóa là giá trị của nó khi được biểu hiện bằng tiền, và được tạo ra trong trao đổi.
  • Giá cả hàng hóa có thể bằng với giá trị, vận động lên xuống và xoay quanh giá trị hàng hóa.
  • Như vậy, 20000 đồng ở đây là giá cả của quyển sách, chứ không phải là giá trị của hàng hóa. 3. Cung cầu là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá cả của hàng hóa.
  • Nhận định “Cung cầu là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá cả của hàng hóa” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • Giá cả của hàng hóa là giá trị của nó khi được biểu hiện bằng tiền.
  • Cung cầu không phải yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá cả của hàng hóa, mà nó chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định đến giá cả của hàng hóa.
  • Yếu tố quyết định nhất đến giá cả là giá trị của hàng hóa đó. 4. Cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.
  • Nhận định “Cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa” là ĐÚNG.
  • Giải thích:
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • Giá cả của hàng hóa là giá trị của nó khi được biểu hiện bằng tiền.
  • Khi cạnh tranh thì: Đối với người mua, thì giá cả sẽ tăng lên. Đối với người bán, họ sẽ giảm giá sản phẩm. Như vậy, cạnh tranh sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả.
  • Ví dụ: Trong thời gian dịch bệnh, khi nhu cầu về khẩu trang tăng cao, dẫn đến sự cạnh tranh giữa những người mua ngày càng quyết liệt thì giá cả của khẩu trang sẽ tăng cao.

5. Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi công dụng của hàng hóa đó.

  • Nhận định “Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi công dụng của hàng hóa” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được tạo ra trong sản xuất.
  • Giá cả của hàng hóa là giá trị của nó khi được biểu hiện bằng tiền, và được tạo ra trong trao đổi.
  • Giá cả hàng có thể bằng với giá trị, vận động lên xuống và xoay quanh giá trị hàng hóa.
  • Ví dụ: Giá trị sử dụng của cái ghế được quyết định bởi công dụng của cái ghế (ngồi). Còn giá trị của cái ghế được quyết định bởi toàn bộ hao phí lao động của người sản xuất ra nó, kết tinh trong đó (Tiền gỗ, nguyên nhiên vật liệu (c2); hao mòn máy móc, thiết bị nhà xưởng (c1); tiền công trả công nhân (v); giá trị thặng dư (m)). 6. Trong cơ chế thị trường người mua và người bán dựa trên chi phí sản xuất của các nhà sản xuất để xác định giá cả của hàng hóa.
  • Nhận định “Trong cơ chế thị trường người mua và người bán dựa trên chi phí sản xuất của các nhà sản xuất để xác định giá cả của hàng hóa” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được tạo ra trong sản xuất.
  • Giá cả của hàng hóa là giá trị của nó khi được biểu hiện bằng tiền, và được tạo ra trong trao đổi.
  • Do vậy, dựa trên chi phí sản xuất của các nhà sản xuất để xác định giá trị của hàng hóa. Còn để xác định giá cả của hàng hóa thì phải dựa vào thị trường.
  • Giá trị thặng dư (m) là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.
  • Để có giá trị thăng dư thì ngày lao động của công nhân được chia làm 2 phần: Một phần được gọi là thời gian lao động tất yếu (t), đây là khoảng thời gian người công nhân tiến hành lao động tạo ra một lượng giá trị đủ để bù đắp lại giá trị sức lao động của họ (đủ trả công). Một phần khác Mác gọi là thời gian lao động thặng dư (t’), đây là khoảng thời gian người công nhân tiến hành lao động tạo ra một lượng giá trị mới thuộc về nhà tư bản (giá trị thặng dư).
  • Như vậy, nếu nhà tư bản trả đúng giá trị sức lao động của người công nhân thì không có giá trị thặng dư. 4. Tiền công thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao động.
  • Nhận định “Tiền công thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao động” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Giá trị của hàng hóa sức lao động được biểu hiện thông qua giá trị của những tư liệu cần thiết để nuôi sống công nhân, gia đình, chi phí đào tạo ra họ.
  • Giá trị của hàng hóa sức lao động được biểu hiện ra bên ngoài bằng tiền công. Như vậy, tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động.
  • Tiền công có thể lên xuống, vận động xung quanh giá trị của hàng hóa sức lao động. 5. Để có giá trị thặng dư thì độ dài của ngày lao động phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu.
  • Nhận định “Để có giá trị thặng dư thì độ dài của ngày lao động phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu” là ĐÚNG.
  • Giải thích:
  • Giá trị thặng dư (m) là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.
  • Để có giá trị thăng dư thì ngày lao động của công nhân được chia làm 2 phần: Một phần được gọi là thời gian lao động tất yếu (t), đây là khoảng thời gian người công nhân tiến hành lao động tạo ra một lượng giá trị đủ để bù đắp lại giá trị sức lao động của họ (đủ trả công). Một phần khác Mác gọi là thời gian lao động thặng dư (t’), đây là khoảng thời gian người công nhân tiến hành lao động tạo ra một lượng giá trị mới thuộc về nhà tư bản (giá trị thặng dư).
  • Như vậy, nếu độ dài của ngày lao động ngắn hơn hoặc bằng thời gian lao động tất yếu thì sẽ không có giá trị thặng dư. 6. Ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thì thời gian lao động thặng dư thay đổi còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì không.
  • Nhận định “Ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thì thời gian lao động thặng dư thay đổi còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì không” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
  • Giá trị thặng dư tương đối là thời gian thu được khi rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
  • Như vậy, ở cả 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối thì thời gian lao động thặng dư đều thay đổi. Ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì thời gian lao động tất yếu thay đổi, còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thì không. 7. Cả 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đều làm giảm giá trị của sức lao động.
  • Nhận định “Cả 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đều làm giảm giá trị của sức lao động ” là SAI.
  • Giải thích:
  • Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
  • Giá trị thặng dư tương đối là thời gian thu được khi rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
  • Như vậy, chỉ ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối làm giảm giá trị sức lao động, còn ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thì không.
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
  • Cấu tạo hữu cơ phản ánh ở mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.
  • Cấu tạo kỹ thuật là mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động.
  • Cấu tạo hữu cơ có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu hướng tăng lên về số lượng. 5. Cả tích tụ và tập trung tư bản đều làm gia tăng qui mô tư bản tư bản xã hội.
  • Nhận định “Cả tích tụ và tập trung tư bản đều làm gia tăng qui mô tư bản xã hội” là SAI.
  • Giải thích:
  • Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm.
  • Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn. 6. Trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì lợi nhuận luôn bằng với giá trị thặng dư.
  • Nhận định “Trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì lợi nhuận luôn bằng với giá trị thặng dư” là SAI.
  • Giải thích: - Lợi nhuận (p) là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất. Lợi nhuận chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường. - Lợi nhuận có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị thặng dư. Nếu bán đúng bằng chi phí sản xuất thì không có lợi nhuận. Bán hàng hóa thấp hơn giá trị và cao hơn chi phí sản xuất thì đã có lợi nhuận. Trong TH này thì lợi nhuận thấp hơn giá trị thặng dư. 7. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả khai thác và sử dụng lao động làm thuê của nhà tư bản.
  • Nhận định “Tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả khai thác và sự dụng lao động làm thuê của nhà tư bản” là SAI.
  • Giải thích:
  • Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước.
  • p’¿^

p

c + v

x100%

  • Như vậy, tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức độ hiệu quả của kinh doanh, còn tỷ suất giá trị thặng dư mới phản ánh hiệu quả khai thác và sử dụng lao động làm thuê của nhà tư bản.

CHƯƠNG 4:

CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Nhóm 5:

CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Các tổ chức độc quyền có qui mô tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng lớn là đặc điểm kinh tế quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

  • Nhận định “Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư sản xuất ngày càng lớn là đặc điểm kinh tế quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền” là ĐÚNG.
  • Giải thích:
  • Nhận định này là đặc điểm quan trọng nhất vì nó quyết định và chi phối các đặc điểm còn lại: (2) “Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối.” Các tổ chức độc quyền có qui mô tích tụ và tập trung ngày càng lớn dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau dẫn đến hình thành tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt. (3) “Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến.” Các tổ chức độc quyền có qui mô tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền, dẫn đến xuất khẩu tư bản trở thành pohoor biến. (4) “Có sự phân chia thế giới về mặt thị trường của các liên minh độc quyền.” .Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. (5) “Có sựu phân chia thế giới về mặt lãnh thổ của các cường quốc tư bản”. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng cao, nguyên liệu ngày càng thiếu thốn, sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến đấu tranh để chiếm thuộc địa. 2. Khi độc quyền ra đời nó sẽ làm thủ tiêu cạnh tranh.
  • Nhận định “Khi độc quyền ra đời nó sẽ làm thủ tiêu cạnh tranh.” là SAI.
  • Giải thích:
  • Khi độc quyền ra đời nó không làm thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh đa dạng, gay gắt hơn vì xuất hiện nhiều hình thức cạnh tranh mới: (1) Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền. (2) Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. (3) Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. 3. Khi độc quyền ra đời nó không làm thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

(2) “Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến.” Các tổ chức độc quyền có qui mô tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền, dẫn đến xuất khẩu tư bản trở thành pohoor biến. (3) “Có sự phân chia thế giới về mặt thị trường của các liên minh độc quyền.” .Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. (4) “Có sựu phân chia thế giới về mặt lãnh thổ của các cường quốc tư bản”. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng cao, nguyên liệu ngày càng thiếu thốn, sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến đấu tranh để chiếm thuộc địa.

7. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến là đặc điểm quan trọng nhất qui định nên bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

  • Nhận định “Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến là đặc điểm quan trọng nhất quy định nên bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền.” là SAI.
  • Giải thích:
  • “Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn” mới là đặc điểm kinh tế quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền vì nó quyết định và chi phối các đặc điểm còn lại: (1) “Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối.” Các tổ chức độc quyền có qui mô tích tụ và tập trung ngày càng lớn dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau dẫn đến hình thành tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt. (2) “Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến.” Các tổ chức độc quyền có qui mô tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền, dẫn đến xuất khẩu tư bản trở thành pohoor biến. (3) “Có sự phân chia thế giới về mặt thị trường của các liên minh độc quyền.” .Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. (4) “Có sựu phân chia thế giới về mặt lãnh thổ của các cường quốc tư bản”. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng cao, nguyên liệu ngày càng thiếu thốn, sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến đấu tranh để chiếm thuộc địa. 8. Cả tích tụ và tập trung sản xuất đều làm tăng qui mô của tư bản cá biệt và không làm thay đổi qui mô tư bản xã hội.
  • Nhận định “Cả tích tụ và tập trung sản xuất đều làm tăng qui mô của tư bản cá biệt và không làm thay đổi qui mô tư bản xã hội.” là SAI.
  • Giải thích:
  • Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm.
  • Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn.