Download Triết học Mác - Lênin and more Essays (university) Philosophy in PDF only on Docsity!
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BÀI TẬP LỚN
Môn học: Triết học Mác- Lênin
Họ và tên: Nguyễn Hồng Nhung Ngày sinh: 20/12/ MSSV: 20040957 Khoa: Sư phạm Tiếng Anh Lớp: PHI Giảng viên: Lương Thùy Liên Hà Nội- 2021
MỤC LỤC
Câu 1: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. 1.1. Cơ sở lý thuyết. 1.1.1. Nội dung cơ bản….tr. 1.1.2. Các khái niệm….tr. 1.2. Ý nghĩa phương pháp luận. 1.2.1. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chung….tr. 1.2.2. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân….tr. Câu 2: Sự phát triển các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên. 2.1. Phân tích luận điểm….tr. 2.2. Ý nghĩa của sự phát triển hình thái kinh tế- xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin đối với việc xây dựng hình thái kinh tế- xã hội ở Việt Nam hiện nay….tr.
1.1.2. Các khái niệm.
- Quy luật là những mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất mang tính bền vững và tất yếu giữa các đối tượng và sự vật, hiện tượng và sẽ có tác động khi có các điều kiện phù hợp.
- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Ví dụ: Quả chanh có tính chua, màu xanh lục, hình cầu,…
- Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. Ví dụ: Trong túi có 10 quả cà chua nặng 1kg, tòa tháp cao, quy mô dân số lớn,… *Mối quan hệ giữa chất và lượng được thể hiện thông qua khái niệm về độ, điểm nút và bước nhảy.
- Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Ví dụ: Ở nhiệt độ nằm trong khoảng từ -38,83 ℃ đến 356,73℃ ( lượng), thủy ngân ở dạng lỏng ( chất).
- Điểm nút là những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: Xét ở ví dụ trên, -38,83 ℃ và 356,73 ℃là điểm nút.
- Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Ví dụ: Xét ở ví dụ trên, khi nhiệt độ đạt mức -38,83 ℃, thủy ngân chuyển sang thể rắn ( đóng băng). 1.2. Ý nghĩa phương pháp luận. 1.2.1. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chung.
- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại giúp ta nhận thức được mọi sự vật đều có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau,vì vậy để tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, ta cần chú ý tới cả hai phương diện trên.
- Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
- Nhận thức của bản thân từ môn học nói chung và quy luật chuyển hóa về lượng và chất nói riêng thông qua quá trình học tập của bản thân, em rút ra được một số điều.
- Trong nhận thức, chúng ta cần tôn trọng sự thay đổi về lượng, vì lượng thay đổi đến một mức độ nhất định sẽ làm thay đổi về chất. Xuyên suốt quá trình tích lũy về lượng, ta cần có. thái độ kiên trì, nhẫn nại, hết sức nỗ lực bởi đó là quá trình lâu dài “tích tiểu thành đại”. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, sự thay đổi về lượng không phải là một điểm đích hay đích đến, mà đó là cả một quá trình. Ở quá trình ấy, bản thân sẽ trải qua nhiều thăng trầm, thành tựu và thất bại khác nhau. Bản thân phải đánh bại sự lười biếng, không nản chí và nóng vội, khai thác tiềm năng và sự cần cù của bản thân.
- Trong hoạt động thực tiễn, ta cần tránh rơi vào “tả khuynh” - nhấn mạnh bước nhảy khi chưa đủ sự tích luỹ về lượng; Không được chủ quan, ngạo mạn khi chỉ có một chút sự tăng lên về lượng. Đồng thời, ta cũng phải tránh tư tưởng “hữu khuynh” - tuyệt đối hoá sự tích luỹ về lượng, không dám thực hiện bước nhảy khi đã đủ sự tích luỹ về lượng; tức là trở nên bảo thủ, trì trệ, ngại khó. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng ta cần thực hiện các bước nhảy, thậm chí là các bước nhảy vọt để tranh thủ những thời cơ, cơ hội, và đón đầu những sự thay đổi mới mẻ, tích cực.
- Mặc dù chất là đích đến cuối cùng trong sự phát triển sự việc nhưng không được lơ là lượng bởi sự tích lũy về lượng sẽ sinh ra chất mới. Ngược lại khi có sự thay đổi về chất cũng có sự thay đổi về lượng. Thật vậy, cuộc đời mỗi người có nhiều cột mốc, là các điểm nút, sự đổi mới về chất và độ sẽ tạo ra bước nhảy, điều bản thân em cần làm là cố gắng, nỗ lực tích lũy và trưởng thành để từ có bước nhảy từ đại học chuyển sang cột mốc sự nghiệp và hơn thế nữa. Mỗi cột mốc khi đạt đủ về lượng sẽ phát triển về chất, khi được ghi nhận thì lượng cũng sẽ thay đổi và bản thân càng cần cố gắng để đạt được cột mốc tiếp theo.
- Sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật. Khi đạt đến một giới hạn nhất định về lượng đủ để tạo ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới sinh ra cùng độ mới. Đây là cách thức phát triển của sự vật, quá trình này diễn ra liên tục, vận động không ngừng. Do vậy, để sự vật còn là nó, phải nhận thức được độ của nó và không để cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ. Tuy nhiên, trong hành trình phát triển bản thân, luôn có những giới hạn mà khi bản thân vượt qua an toàn thì sẽ tạo nên sự đột phá.
sản xuất phù hợp ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
- Thứ hai, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... của xã hội đều là kết quả trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó. V.I.Lênin từng nhấn mạnh một phương pháp luận quan trọng khi nghiên cứu về xã hội là: "Chỉ cố đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên".
- Cuối cùng, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội chính là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội do sự tác động của các yếu tố chủ quan, nhưng yếu tố quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời khẳng định tính quy luật khách quan của sự vận động , phát triển xã hội với vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng. Đó là sự tác động của các nhân tố thuộc về điều kiện địa hình-khí hậu, lực lượng lao động, lực lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa, điều kiện tác động của tình hình thế giới đối với tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người trong lịch sử,… Sự tác động của các nhân tố này khiến tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những đường lối , hình thức khác nhau dựa trên quy luật khách quan tất yếu, tạo nên tính phong phú , đa dạng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Điều này được thể hiện qua những bước phát triển " bỏ qua " một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Song những sự " bỏ qua” trên đều phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung , mà còn bị tác động bởi các điều kiện phát triển cụ thể của mỗi dân tộc. Vì vậy , lịch sử phát triển nhân loại vừa tuân theo những quy luật chung , vừa rất phong phú , đa dạng. VILênin đã chỉ ra : " Tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại , còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức , hoặc về trình tự của sự phát triển đó ".
- Trong học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của Mác- Lênin, lịch sử phát triển của xã hội loài người là sự thay thế của các hình thái kinh tế- xã hội khác nhau. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc hình thái kinh tế- xã hội cũ phải chấm dứt hoàn toàn thì hình thái kinh tế- xã hội mới mới được xuất hiện. Sự chuyển biến trong giai đoạn đó được gọi là thời kỳ quá độ. Việt Nam đã đi theo con đường quá độ chủ nghĩa xã hội, thể hiện sự đổi mới về chất làm thay đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực, thể hiện bước đi đúng đắn được chứng minh qua sự phát triển bền vững và lâu dài dần dần cho tới hiện nay.
- Gắn với thời điểm lịch sử, Việt Nam có xuất phát điểm từ một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, Việt Nam phải đánh đổ triệt để những lực cản từ tàn dư của xã hội phong kiến, chủ nghĩa thực dân trong kiến trúc thượng tầng. Đó là những thói quen, truyền thống lạc hậu, tư tưởng đặc quyền, đặc lợi, trọng nam, khinh nữ,… ngăn cản sự tiến bộ. Bên cạnh đó là yêu cầu bắt kịp khoa học, công nghệ, kinh tế, ngoại giao,… Những điều đó cần được cải thiện một cách rất tỉ mỉ và lâu dài và chỉ có thể được thúc đẩy để bắt kịp với sự phát triển toàn cầu bởi việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Có thể thấy đó là những yêu cầu được đặt ra mà chỉ có thế đáp ứng bởi một nền văn minh cao hơn- nền văn minh kinh tế tri thức. Qua đó càng thể hiện tính đúng đắn
của đường lối rất phù hợp với quy luật khách quan. Bằng chứng được thể hiện qua việc Việt Nam đã giành độc lập, từng bước đi lên và hiện trở thành nước đang phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều quốc gia, tình hình chính trị ổn định,…
- Qua quá trình tổng kết thực tiễn , phát triển lý luận , Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra thực chất của việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa , quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay : “ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa , tác là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa , nhưng tiếp thu , kế thừa những thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa , đặc biệt là về khoa học công nghệ , để phát triển nhanh lực lượng sản xuất , xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Có thể thấy việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã rất hiệu quả trong việc tiếp thu những thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật của các quốc gia dưới nền văn minh của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó cũng phát triển đường lối của chủ nghĩa xã hội với lý tưởng cách mạng và ý chí dân tộc riêng biệt; có sự dung hòa nhưng vẫn mang đậm đặc điểm hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa xã hội.