Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tổng quan logistics P1, Schemes and Mind Maps of Logistics

tóm tắt tổng hợp bộ môn tổng quan

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 01/09/2023

duongvu080504
duongvu080504 🇻🇳

5

(3)

1 document

1 / 118

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
Bộ môn Logistics
TÀI LIỆU HỌC TẬP
TỔNG QUAN LOGISTICS
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
MÃ HỌC PHẦN
:
15818
TÊN HỌC PHẦN
:
TỔNG QUAN LOGISTICS
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
:
ĐẠI HỌC
DÙNG CHO SV NGÀNH
:
KINH TẾ
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download tổng quan logistics P1 and more Schemes and Mind Maps Logistics in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ

Bộ môn Logistics

TÀI LIỆU HỌC TẬP

TỔNG QUAN LOGISTICS

VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

MÃ HỌC PHẦN : 15818

TÊN HỌC PHẦN : TỔNG QUAN LOGISTICS

VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC

DÙNG CHO SV NGÀNH : KINH TẾ

MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS...........................................................................................
  • 1.1. KHÁI NIỆM LOGISTICS................................................................................................................
  • 1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS KINH DOANH..............................................................
  • 1.2.1. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN..........................................................................................................
  • 1.2.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN............................................................................................................
  • 1.2.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN..........................................................................................................
  • 1.3. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA LOGISTICS..............................................................................................
  • 1.3.1. ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ..............................................................................................................
  • 1.3.2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.........................................................................................................
  • 1.3.3. CHỈ SỐ LPI.............................................................................................................................
  • 1.4. CÁC BỘ PHẬN CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS KINH DOANH.......................................................
  • 1.4.1. VẬN TẢI (TRANSPORTING)....................................................................................................
  • 1.4.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHO HÀNG (WAREHOUSING).........................................................
  • 1.4.3. LÀM HÀNG (CARGO HANDLING)...........................................................................................
  • 1.4.4. BAO GÓI (PACKING)..............................................................................................................
  • 1.4.5. HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ LOGISTICS (LOGISTICS PROCESSING)......................................................
  • 1.4.6. HỆ THỐNG THÔNG TIN..........................................................................................................
  • 1.5. CHI PHÍ LOGISTICS....................................................................................................................
  • 1.5.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ LOGISTICS...............................................................................................
  • 1.5.2. CÁC BỘ PHẬN CHI PHÍ LOGISTICS..........................................................................................
  • 1.5.3. CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ LOGISTICS.............................................................................................
  • 1.5.4. CÁC LOẠI CHI PHÍ LOGISTICS.................................................................................................
  • 1.5.5. CHI PHÍ VẬN HÀNH LOGISTICS...............................................................................................
  • 1.5.6. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP...............................................................
  • 1.6. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS........................................................................
  • 1.6.1. THÁCH THỨC TỪ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.........................................................................
  • 1.6.2. THÁCH THỨC TỪ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG...........................................................................
  • 1.6.3. THÁCH THỨC TỪ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI...........................................................................
  • 1.6.4. THÁCH THỨC TỪ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ..................................................................................
  • 1.6.5. THÁCH THỨC TỪ KHÁCH HÀNG.............................................................................................
  • CHƯƠNG 2. DỊCH VỤ LOGISTICS...................................................................................................
  • 2.1. DỊCH VỤ LOGISTICS..................................................................................................................
  • 2.1.1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ LOGISTICS.............................................................................................
  • 2.1.2. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS..........................................................................................
  • 2.1.3. HÀNH LANG PHÁP LÝ QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM.......................................
  • 2.2. PHÂN LOẠI DỊCH VỤ LOGISTICS................................................................................................
  • 2.2.1. NGHỊ ĐỊNH SỐ 140/2007/ NĐ-CP..........................................................................................
  • 2.2.2. NGHỊ ĐỊNH 167/2017/NĐ-CP................................................................................................
  • 2.3. CÁC CẤP ĐỘ DỊCH VỤ LOGISTICS..............................................................................................
  • 2.4. LOGISTICS BÊN THỨ BA............................................................................................................
  • 2.4.1. KHÁI NIỆM 3PL......................................................................................................................
  • 2.4.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA 3PL..........................................................................................
  • 2.4.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA 3PL...................................................................................................
  • 2.4.4. CÁC LOẠI HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 3PL........................................................................
  • 2.4.5. CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS BÊN THỨ BA.............................................................................
  • 2.4.6. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA M Ộ T LSP
  • 2.5. THUÊ NGOÀI............................................................................................................................
  • 2.5.1. KHÁI NIỆM............................................................................................................................
  • 2.5.2. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THUÊ NGOÀI.................................................................................
  • 2.5.3. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THUÊ NGOÀI....................................................................................
  • 2.6. LOGISTICS NGƯỢC...................................................................................................................
  • 2.6.1. KHÁI NIỆM
  • 2.6.2. LÝ DO CẦN ÁP DỤNG LOGISTICS NGƯỢC...............................................................................
  • 2.6.3. QUY TRÌNH LOGISTICS NGƯỢC..............................................................................................
  • 2.6.4. CÁC BÊN THAM GIA TRONG LOGISTICS NGƯỢC....................................................................
  • 2.6.5. CÁC MÔ HÌNH LOGISTICS NGƯỢC.........................................................................................
  • 2.7. TRUNG TÂM LOGISTICS............................................................................................................
  • 2.7.1. KHÁI NIỆM
  • 2.7.2. PHÂN LOẠI............................................................................................................................
  • 2.7.3. CHỨC NĂNG..........................................................................................................................
  • CHƯƠNG 3. CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LOGISTICS................................................................................
  • 3.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.........................................................................................
  • 3.1.1. KHÁI NIỆM............................................................................................................................
  • 3.1.2. CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG...............................................................................................
  • 3.1.3. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CHUỖI CUNG ỨNG.............................................................................
  • 3.1.4. CÁC CHUỖI CUNG ỨNG.........................................................................................................
  • 3.1.4.2. CHUỖI CUNG ỨNG NHANH NHẠY (AGILE SUPPLY CHAIN)
  • 3.1.4.3. CHIẾN LƯỢC KÉP – CHUỖI CUNG ỨNG NHANH NHẠY........................................................
  • 3.2. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.................................................................................................
  • 3.2.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG............................................................................
  • 3.2.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.........................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................

là danh từ xuất phát từ động từ “ loger ” theo tiếng Pháp có nghĩa là đóng quân trên chiến trường. Đây là thuật ngữ quân sự được sử dụng từ thời Napoleon đệ Nhất. Trên thực tế, Logistics là một phạm trù rất rộng. Hiệp hội các kỹ sư Logistics (Society Of Logistics Engineers, 1974) đã đưa ra định nghĩa về Logistics như sau: “ Logistics là nghệ thuật và khoa học về quản lý, các hoạt động kỹ thuật và chuyên môn liên quan tới các yêu cầu, thiết kế và cung ứng, bảo quản các nguồn lực để hỗ trợ các mục tiêu, các kế hoạch và quá trình hoạt động”. Vào những năm 90 logistics thực sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ và khái niệm logistics cũng có sự thay đổi tương ứng. D.Browersox, D.Closs (1996) đưa ra định nghĩa “Logistics là việc tổ chức các hoạt động thực tiễn cần thiết nhằm thực hiện một kế hoạch phức hợp thành công khi mà kế hoạch đó liên quan đến nhiều người và trang thiết bị”. Hội đồng quản trị Logistics (Council of Logistics Management – CLM) đã đưa ra khái niệm về logistics như sau: “ Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các luồng lưu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và thông tin liên quan có hiệu suất cao và hiệu quả về mặt chi phí từ điểm khởi nguồn cho đến điểm tiêu thụ nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng”. Nhiệm vụ của nhà Logistics là cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng dựa theo nhu cầu và yêu cầu của họ bằng cách thức hiệu quả nhất có thể. Nói cách khác, nhiệm vụ của Logistics là đưa đúng sản phẩm và dịch vụ tới đúng địa điểm, vào đúng thời điểm trong điều kiện mong muốn, đồng thời mang lại những đóng góp lớn nhất cho doanh nghiệp”. Trong cuốn “ The handbook of Logistics and distribution management ” (2000), nhóm tác giả đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn: Logistics là nghệ thuật và khoa học giúp quản trị và kiểm soát dòng chảy của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác”****. Xét trên phương diện đáp ứng nhu cầu của đối tượng phục vụ, Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm với đúng số lượng và đúng điều kiện tới đúng địa điểm vào đúng thời gian cho đúng khách hàng với đúng giá cả”. Khái niệm này còn được biết đến với tên gọi Quan điểm 7 Đúng (7 Rights). Hiện nay, khái niệm Logistics đang được sử dụng và công nhận trên toàn thế giới là khái niệm do Hội đồng Các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals, 2005) đưa ra, theo đó “ Logistics là bộ phận của quản trị chuỗi

cung ứng thực hiện kế hoạch và kiểm soát tính hiệu quả và kết quả của các luồng lưu chuyển và của việc lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan giữa điểm khởi nguồn và điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng”. Khái niệm này đề cập trực tiếp tới tầm quan trọng của tính hiệu quả và kết quả và đồng thời nhấn mạnh đặc điểm chức năng của Logistics. Tuy nhiên, khái niệm này chưa thể hiện một cách tổng quát về Logistics do cụm từ “nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng” khiến khái niệm này thiên về Logistics kinh doanh hơn. Có thể thấy rằng, các khái niệm logistics xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX thiên nhiều về logistics kinh doanh. Và khi nhắc đến logistics, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng logistics chỉ áp dụng trong kinh doanh mà chưa hiểu hết được những ứng khác của logistics trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về logistics nhưng các khái niệm đều thể hiện cách hiểu chung về Logistics như sau:

‒ Logistics là Khoa học và là Nghệ thuật về tổ chức và quản lý nhằm sử dụng

các nguồn lực một cách tối ưu.

‒ Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức.

‒ Logistics là một quá trình tức là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ

mật thiết và tương tác với nhau chứ không phải các hoạt động riêng lẻ.

‒ Logistics đề cập tới các nguồn lực được lưu chuyển, dự trữ trong hệ thống.

 Phân loại logistics

  • Logistics kinh doanh
  • Logistics dịch vụ
  • Logistics quân sự
  • Logistics sự kiện
  • Logistics y tế
  • Logistics khẩn cấp
  • Logistics giáo dục
  • Logistics chính phủ
  • Logistics tài chính
  • Logsitics xanh
  • Logistics nội đô Tuy được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng logistics kinh doanh phát triển mạnh mẽ nhất, ghi nhận nhiều dấu mốc phát triển quan trọng của logistics. Chính những lợi ích về tiết

liệu (Material Requirement Planning systems) đã góp phần làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc giảm tồn kho. Giai đoạn 2000 - nay: Quản trị chuỗi cung ứng Bước sang giai đoạn này, chuỗi logistics được quản lý từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất và cuối cùng là người tiêu dùng. Tức là, ngoài Inbound và Outbound logistics thì các hoạt động như hệ thống theo dõi, kiểm tra sản phẩm, lập các chứng từ liên quan nhằm làm tăng giá trị sản phẩm cũng được bao gồm trong chuỗi. Kéo theo đó là sự phát triển mối quan hệ với các bên liên quan khác như người giao nhận, kho bãi, vận tải, người cung cấp công nghệ thông tin. Hoạt động quản lý mang tính chiến lược này được gọi là quản trị chuỗi cung ứng. Song song với sự phát triển của logistics là sự xuất hiện của các công ty cung cấp dịch vụ logistic (Logistics Providers). Ban đầu khi chưa có nhà cung cấp dịch vụ logistics thì trên thị trường tồn tại các công ty giao nhận hay người kinh doanh dịch vụ giao nhận chuyên thực hiện các dịch vụ giao nhận. Cùng với sự phát triển của logistics, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cả về lượng và chất, đòi hỏi các công ty phải cung ứng nhiều dịch vụ liên hoàn tích hợp với quá trình hoạt động chính yếu của khách hàng. Do vậy, các công ty cung cấp dịch vụ logistics xuất hiện, tiền thân là công ty giao nhận, kho bãi hoặc hãng vận tải. Đây chính là các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics), là một doanh nghiệp độc lập chuyên cung cấp các dịch vụ logistics dưới danh nghĩa của khách hàng. Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển logistics theo trình độ kiến thức Hiện nay, 3PL đang phát triển rất rộng rãi, tuy nhiên trong tương lai với những tiến bộ lớn và thay đổi lớn trong khoa học công nghệ các cách thức sản xuất, các dịch vụ logistics sẽ

còn tiếp tục phát triển sang các hình thức cao hơn là 4PL hay 5PL, hình thành nên mạng lưới logistics toàn cầu (global logistics). Hình 1.1 thể hiện bốn giai đoạn phát triển logistics theo trình độ kiến thức về logistics của doanh nghiệp và con đường phát triển từ trình độ kiến thức thấp nhất tới cao nhất. Đôi khi hai giai đoạn phát triển cao nhất được gộp thành một giai đoạn. Trong hai giai đoạn đầu, các quy trình logistics chú trọng vào hiệu quả đạt được thông qua chuyên môn hóa và phối hợp chức năng chéo giữa các luồng lưu chuyển nguồn lực. Bước sang giai đoạn thứ ba và thứ tư, phạm vi của hoạt động logistics đã thay đổi rõ rệt. Logistics trở thành một chức năng quản lý với mục tiêu định hướng quy trình và định hướng luồng lưu chuyển xuyên suốt toàn bộ tổ chức, từ đó khuyến khích lối tư duy và hoạt động trong logistics vượt ra khỏi khuôn khổ bộ phận logistics riêng rẽ. Tuy nhiên, dù đạt tới cấp độ phát triển cao hơn nhưng các chức năng nhưng các doanh nghiệp vẫn cần chú ý tới các chức năng logistics cơ bản ở cấp độ phát triển thấp hơn. Hình 1.2 thể hiện quá trình phát triển của logistics cụ thể hơn theo các hoạt động chức năng cụ thể trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các hoạt động chức năng riêng rẽ trong doanh nghiệp được tích hợp từ bên trong khu vực chức năng đó như quản trị nguyên vật liệu, hoạt động kho hàng hay phân phối vật chất. Các nhóm hoạt động này lại được tích hợp chéo với các hoạt động chức năng khác trong doanh nghiệp và tích hợp với các hoạt động chức năng của các tổ chức khác ngoài doanh nghiệp để phát triển lên hình thái cao hơn của logistics là quản trị chuỗi cung ứng. Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của Logistics theo mức độ tích hợp các hoạt động chức năng

kinh doanh, đẩy mạnh hiệu quả chung. Do vậy, việc tạo mối liên kết mật thiết giữa các thành phần này được các doanh nghiệp chú trọng hơn trước. Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, lý thuyết quản lý và công nghệ thông tin kể trên đã thúc đẩy Logistics lớn mạnh theo thời gian về cả quy mô và tầm ảnh hưởng, tạo nên một làn sóng tư duy đổi mới về tất cả các khía cạnh của hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp từ những năm 1960 cho đến nay. 1.2.3. Xu hướng phát triển Trong tương lai, hoạt động Logistics sẽ không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với các dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn. Những xu hướng phát triển chính trong hoạt động Logistics như sau: Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử****. Cuộc sống hiện đại và hối hả đòi hỏi các nhu cầu phải được đáp ứng mọi lúc, mọi nơi theo cách thức làm hài lòng khách hàng nhất. Điều đó đòi hỏi các hoạt động cung ứng phải nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng các nhu cầu đó mà quan trọng nhất là thông tin và các tiện ích mà các dịch vụ mang lại cho khách hàng. Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử giúp cho việc cập nhật, xử lý và truyền tải thông tin nhanh chóng, hiệu quả giữa các bên trong hệ thống cung ứng, tạo ra tiện ích cho khách hàng về thời gian, không gian và sự thuận tiện đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao dịch. Ứng dụng phương pháp quản lý Logistics kéo. Phương pháp quản lý kéo tức là nhu cầu của khách hàng kéo sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất về phía thị trường. Theo đó, hoạt động sản xuất được thực hiện dựa trên nhu cầu từ phía khách hàng nói cách khác khi nhu cầu của khách hàng xuất hiện thì sản phẩm mới được sản xuất/lắp ráp, dịch vụ mới được cung ứng. Điều này giúp các nhà sản xuất giảm chi phí nhờ giảm lượng tồn kho, rút ngắn chu trình sản xuất, giảm vốn lưu động, phản ứng nhanh trước sự thay đổi của thị trường, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics từ các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Gần đây, nhu cầu thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ hoạt động Logistics của các doanh nghiệp đang tăng lên. Thuê ngoài giúp doanh nghiệp loại bỏ các dịch vụ tự thực hiện (1PL) không hiệu quả. Nhờ vậy, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào các hoạt động cốt lõi, giảm chi phí vốn đầu tư, tận dụng được những lợi ích từ các dịch vụ được cung cấp một cách chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động. Một số dịch vụ được thuê ngoài phổ biến như

dịch vụ vận tải, kho bãi, công nghệ thông tin, dịch vụ cung cấp thuyền viên. Ngoài ra, trong lĩnh vực logistics còn nhiều xu hướng phát triển khác nữa như giảm số lượng nhà cung cấp, mở rộng mạng lưới hoạt động logistics ra toàn cầu, chú trọng tới các vấn đề về môi trường… 1.3. Vị trí và vai trò của Logistics 1.3.1. Đối với nền kinh tế a. Logistics thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển thông qua việc hỗ trợ các luồng chu chuyển kinh tế Cụ thể, Logistics đưa hàng hóa/dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng theo cách thức nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu khách hàng với đúng sản phẩm, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng mức giá, đúng điều kiện. Nhờ vậy, luồng hàng hóa dịch vụ lưu chuyển liên tục, không tắc nghẽn, thúc đấy hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra trên thị trường. Nếu như sự tắc nghẽn xảy ra tại một điểm nào đó trong mạng lưới, thì sẽ gây thiệt hại cho chính hoạt động Logistics đó và cho toàn nền kinh tế. Ví dụ, nếu sản phẩm không đến đúng lúc hoặc không thỏa mãn các điều kiện đã thỏa thuận khiến khách hàng không mua hàng thì hoạt động mua bán sẽ không diễn ra, nhà cung ứng không bán được hàng và do đó hiệu quả của nền kinh tế không tăng thêm. Như vậy, nền kinh tế chỉ phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi mà chuỗi Logistics hoạt động nhịp nhàng, liên tục. b. Logistics nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Chi phí Logistics giảm là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của quốc gia, từ đó tăng khả năng hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế được đánh giá thông qua trình độ phát triển và chi phí Logistics của mỗi nước. Các nước sớm phát triển dịch vụ logistics như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông… đã trở thành các trung tâm logistics lớn của thế giới, gặt hái nhiều thành tựu tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy Logistics có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. 1.3.2. Đối với doanh nghiệp Chuỗi Logistics bao gồm hàng loạt các hoạt động theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm, quan trọng hơn là giá trị của chúng tăng lên không chỉ cho khách hàng mà cho cả nhà sản xuất, thỏa mãn nhu cầu của các bên. Đối với doanh nghiệp, Logistics

phối hợp các biến số marketing hỗn hợp, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn. d. Lợi thế so sánh nhờ ứng dụng logistics vào hoạt động sản xuất kinh doanh Thành công thương mại xuất phát từ lợi thế chi phí hoặc lợi thế giá trị, hoặc lý tưởng nhất là cả hai. Đối thủ thu được nhiều lợi nhuận nhất trong mọi lĩnh vực có xu hướng trở thành nhà sản xuất với chi phí thấp nhất hoặc nhà cung cấp cung ứng sản phẩm với những giá trị khác biệt. Các doanh nghiệp thành công hoặc là có lợi thế về chi phí hoặc có lợi thế về giá trị, hoặc kết hợp cả hai. Lợi thế về chi phí mang lại chi phí thấp hơn và lợi thế giá trị mang lại những sản phẩm hoặc đưa ra những giá trị tăng thêm khác biệt so với đề nghị của đối thủ cạnh tranh. Do vậy các công ty có thể cạnh tranh trên cơ sở cung cấp sản phẩm với chi phí thấp nhất có thể (vì vậy khách hàng sẽ mua sản phẩm vì nó ít tốn kém nhất) hoặc có giá trị cao nhất có thể đối với khách hàng (ví dụ sản phẩm ở chính xác địa điểm và theo cách khách hàng muốn). Thật sự, một số công ty cố gắng đạt được cả hai mục tiêu này. Ngày nay điều này rất quan trọng do không có nhiều sản phẩm được bán chỉ dựa trên nhãn hiệu, trên thực tế các sản phẩm hàng hóa được bán trên cơ sở sự sẵn có hoặc giá cả. Điều này đúng với mặt hàng thực phẩm cũng như sản phẩm kỹ thuật như điện thoạt di động hoặc máy tính cá nhân. Hình 1.3 Hai phương pháp để đạt được lợi thế cạnh tranh

1.3.3. Chỉ số LPI a. Tổng quan về LPI LPI là từ viết tắt của Logistics Performance Index (Chỉ số Hiệu quả Logistics). Đây là một chỉ số do Ngân hàng Thế giới đưa ra để xếp hạng hiệu quả, năng lực hoạt động logistics của các quốc gia. Chỉ số này được xác định hai năm một lần, vào các năm chẵn. Cho đến nay đã có 6 lần xếp hạng LPI trong các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016 và

  1. Chỉ số LPI bình quân của Việt Nam qua 4 lần xếp hạng gần nhất đứng thứ 45 thế giới. Năm 2018, 5 nước có chỉ số LPI cao nhất là Đức, Thụy Điển, Bỉ, Áo và Nhật Bản. Việt Nam xếp thứ 39/160 nước tham gia khảo sát, tăng 25 bậc so với năm 2016 (64/160). Trong ASEAN, Việt Nam đứng sau hai nước là Singapore (thứ 7) và Thái Lan (thứ 32). Một số nước khác đáng quan tâm là Hoa Kỳ (thứ 14), Australia (thứ 18), Hàn Quốc (thứ 25), Trung Quốc (thứ 26), Malaysia (thứ 41), Ấ n Đ ộ (thứ 44), Indonesia (thứ 46), Nga (thứ 75). Mặc dù chỉ là chỉ số do một tổ chức đưa ra, nhưng cho đến nay LPI của Ngân hàng Thế giới được đông đảo các nước thừa nhận như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics mỗi nước. LPI đã được các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia thương mại, các nhà nghiên cứu sử dụng trong việc đánh giá và so sánh sự phát triển logistics. Qua đó, LPI cho phép các chính phủ, các doanh nghiệp và các bên có liên quan đánh giá lợi thế cạnh tranh tạo ra từ hoạt động logistics và có biện pháp để cải thiện logistics - mạch máu của kinh tế toàn cầu. b. Các tiêu chí đánh giá LPI Chỉ số LPI gồm 2 chỉ số thành phần là LPI quốc tế và LPI trong nước vì logistics được hiểu là một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ việc chuyển dịch hàng hóa, thương mại qua biên giới và thương mại nội địa. Chỉ số LPI quốc tế được đánh giá trên 6 tiêu chí, bao gồm :  Hạ tầng : Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ sở hạ tầng về cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, kho bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT);  Giao hàng : Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi...;  Năng lực: Năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, ví dụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và vận tải đa phương thức ; doanh nghiệp kho bãi và phân phối; đại lý

Đối với LPI trong nước , Ngân hàng Thế giới không xếp hạng mà chỉ đưa ra dữ liệu thống kê đối với 4 tiêu chí, bao gồm :

 Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ

sở hạ tầng về cầu cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không,

phương tiện chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các

dịch vụ IT);

 Dịch vụ: Năng lực, mức độ phát triển của dịch vụ logistics;

 Thủ tục và thời gian làm thủ tục tại biên giới: Thủ tục hải quan và kiểm tra

chuyên ngành;

 Độ tin cậy của chuỗi cung ứ ng : Khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ

logistics trong nước.

c. Xếp hạng LPI thế giới qua các năm Cho đến nay, đã có 6 lần xếp hạng LPI qua các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016,

  1. Năm 2018, trong top 10 nước có LPI cao nhất thế giới có 08 quốc gia châu  u v à 02 nước châu Á là Nhật Bản và Singapore. Đức là quốc gia có chỉ số LPI đứng đầu thế giới với 4,20 điểm. Đây cũng là quốc gia xếp hạng cao nhất trong 3 kỳ đánh giá gần nhất. Tiếp đó là Thụy Điển (hạng 2 với 4,05 điểm) và Bỉ (hạng 3 với 4,04 điểm). Trải qua nhiều lần xếp hạng LPI, có thể thấy rõ top 10 nước có chỉ số LPI cao nhất thế giới đều thuộc nhóm nước có thu nhập cao, phần lớn là các quốc gia châu  u - đ ây là các nước có truyền thống đi đầu trong phát triển các chuỗi cung ứng. Thứ hạng của nhóm 15 nước có hiệu quả logistics cao nhất không thay đổi nhiều qua nhiều năm. Tuy nhiên, cũng có một số nước có cải thiện rõ rệt trong hiệu quả hoạt động logistics như Nhật Bản, Đan Mạch, New Zealand. Bảng 1.1: Top 10 quốc gia xếp hạng LPI cao nhất thế giới, 2018

Bảng 1.2: Top 10 quốc gia xếp hạng LPI thấp nhất thế giới Trong bảng xếp hạng LPI năm 2018, Afghanistan đứng cuối (hạng 160 với 1,95 điểm), xếp hạng trên là Angola (hạng 159 với 2,05 điểm) và Burudi (hạng 158 với 2,06 điểm). Đứng cuối bảng xếp hạng phần lớn là các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp ở châu Phi và các quốc gia biệt lập. Đây là những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột vũ trang, thiên tai, bất ổn chính trị hoặc là các quốc gia không giáp biển gặp khó khăn về khoảng cách địa lý và quy mô kinh tế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. d. Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm Tháng 7 năm 2018, Ngân hàng thế giới đã công bố Báo cáo chỉ số Hiệu quả Logistics. Theo đó, Việt Nam đạt số điểm 3,27, xếp hạng 39/160 nước, tăng 25 bậc về thứ hạng và 0,