







Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vận dụng vào việc phát triển ý thức cộng đồng
Typology: Summaries
1 / 13
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
người trong những điều kiện lịch sử xác định, bao gồm điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, điều kiện dân số. III. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội Các hình thái ý thức xã hội có đặc điểm chung là mặc dù bị tồn tại xã hội quy định, song đều có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở những điểm dưới đây:
1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ tương ứng vẫn còn tiếp tục tồn tại; điều đó biểu hiện ý thức xã hội muốn thoát ly khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội, biểu hiện tính độc lập tương đối. Sở dĩ có biểu hiện đó là do những nguyên nhân sau: Đầu tiên, do sự biến đổi mạnh mẽ, liên tục trong các hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với khả năng phản ánh của ý thức xã hội, dẫn đến sự lạc hậu trong ý thức xã hội. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. Những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi. Cuối cùng, xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp và lực lượng phản tiến bộ thường lưu giữ một số tư tưởng có lợi cho họ, duy trì quyền lợi ích kỷ của họ, nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. Như vậy ý thức lạc hậu, tiêu cực không dễ dàng mất đi. Cho nên trong sự nghiệp xây dựng xã hội, điều quan trọng là phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại những lực lượng thù
địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức xã hội cổ hủ, lạc hậu, xưa cũ. Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệm vụ này thì không được nóng vội, không được dùng các biện pháp hành chính như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa.
2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội. Khi khẳng định tính lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học Mác – Lênin đồng thời thừa nhận rằng, những điều kiện nhất định tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Nguyên nhân tại sao ý thức xã hội có thể vượt trước được là khả năng phản ánh đúng những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu - bản chất của tổn tại xã hội. Tư tưởng khoa học thường khái quát tồn tại xã hội đã có và hiện có để rút ra những quy luật phát triển chung của xã hội, quy luật đó không những phản ánh đúng quá khứ, hiện tại mà còn dự báo đúng tồn tại xã hội mai sau. Một ví dụ đơn giản, ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang ở trong thời kỳ phát triển tự do cạnh tranh, C. Mác đã dự báo quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế. Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại хã hội, dự kiến được quá trình khách quan của ѕự phát triển хã hội thì không có nghĩa nói rằng trong trường hợp nàу ý thức хã hội không còn bị tồn tại хã hội quуết định nữa. Tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát lу tồn tại хã hội, mà phản ánh chính хác, ѕâu ѕắc tồn tại хã hội. Vì vậy, trong thời đại chúng ta, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn đang là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho sự nhận thức, cho công cuộc cải tạo hiện thực.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu sẽ tác động mạnh đến các hình thái khác.
5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội Ph. Ăngghen từng viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Vấn đề hoàn toàn không phải là chỉ có hoàn cảnh kinh tế mới là nguyên nhân, chỉ có nó là tích cực, còn tất cả những cái còn lại đều chỉ là hậu quả thụ động.”^1 Ý thức xã hội cũng có vai trò nhất định. Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội, mức độ ảnh hưởng - trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội, vai trò lịch sử của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng. Hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản. Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, và ngược lại. Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. **IV. Điểm mạnh và điểm hạn chế trong ý thức cộng đồng người Việt
Việt. Khi tình hình an ninh, chính trị quốc tế còn diễn biến phức tạp, nhân dân Việt Nam luôn đồng lòng, đoàn kết vượt qua rào cản, thách thức, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển đất nước, bảo tồn tinh hoa văn hoá. Nhờ đoàn kết, một đất nước hơn chín mươi triệu dân đã duy trì ổn định về mặt chính trị và xã hội bất chấp một quá khứ đầy biến động với những cuộc chiến tranh, áp bức khốc liệt. Giữa những ngày khốc liệt của cuộc chiến chống COVID-19, truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc che chở, yêu thương lẫn nhau của những người con đất Việt lại càng tỏa sáng. Chính điều đó đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn người Việt, tạo nên sức mạnh, điều kỳ diệu Việt Nam, thúc đẩy nhân dân quyết tâm, vững tin chiến đấu trong cuộc chiến gian khổ, chưa rõ hồi kết này. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam đã được lan tỏa rộng khắp các ngành, các cấp, địa phương. Các phong trào “thi đua ái quốc" đã và đang trở thành nguồn một động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phồn vinh của nước nhà. Lòng yêu nước còn đặc biệt tỏa rạng trong trận bóng đá lịch sử của đội tuyển U23 khi hàng triệu nhân dân Việt Nam đổ xô ăn mừng, “nhuộm đỏ” đường phố với lá cờ đỏ sao vàng trong niềm vui, vinh quang chiến thắng. Tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương của nhân dân ta đã khiến bạn bè quốc tế phải xúc động, ngưỡng mộ. Người Việt dễ hòa nhập, có tư tưởng tiến bộ, đối xử công bằng với tất cả mọi người, luôn tôn trọng thậm chí ủng hộ sự khác biệt, dù là về màu da, xu hướng tình dục hay tính cách, tôn giáo. Người Việt giản dị, hiền lành, khoan dung, nhân ái lại nhiệt tình, giỏi lắng nghe, dễ cảm thông, sống tích cực, hoà thuận với nhau, thiện cảm với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, lối ứng xử linh hoạt là một thế mạnh của người Việt Nam. Trong môi trường đa quốc gia, người Việt có thể chủ động, tự tin thích ứng với những môi trường và tình huống mới, sẵn sàng thay đổi phương pháp để đạt mục tiêu, quyết đoán đưa ra giải pháp tối ưu, hoàn thành công việc nhanh chóng. Lợi thế này đóng vai trò vai trò cực kỳ quan trọng trong thời đại công nghệ khi lưu lượng công việc và kiến thức tăng lên nhanh chóng, là điểm mạnh giúp người Việt nâng cao vị
nát cảnh quan môi sinh, vẽ bậy ở các địa điểm du lịch nổi tiếng, tùy tiện nhổ nước bọt, nhổ cao su ra môi trường đến những việc lớn hơn là dối trá, lẩn trốn các cơ quan chức năng trong việc khai báo y tế, lợi dụng sự hoang mang của người dân để tăng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm, hay tung ra các tin về “giải cứu” sầu riêng, “giải cứu" tôm hùm… Những hành vi này mặc dù bị lên án dữ dội, nhưng không vì thế mà giảm bớt. Ngay giữa đại dịch, dù đã có nhiều hình thức truyền thông về cách phòng chống đến với mỗi cá nhân, nhưng vẫn diễn ra cảnh chen lấn, cãi lộn khi xếp hàng chờ mua khẩu trang, hay đến nơi công cộng thì vẫn có nhiều người thiếu ý thức, ko đeo khẩu trang, thường xuyên quên rửa tay bằng nước sát trùng hay xà phòng. Vụ việc bệnh nhân số 17 nhiễm SARS-CoV-2 tại Hà Nội được công bố từng du lịch qua Anh, Italia và khi tới Pháp đã có biểu hiện ho, mệt mỏi, nhưng khi trở về nước ngày 2/3/2020 đã không khai báo trung thực là một ví dụ tiêu biểu cho ý thức kém của một bộ phận cộng đồng Việt Nam. Ý thức cộng đồng với nhiều người dân còn chưa cao, một phần xuất phát suy nghĩ cá nhân và tầm nhìn nhỏ hẹp. Họ có xu hướng đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích của cả cộng đồng, cái tôi vẫn còn cao hơn chúng ta. Ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu có nguyên nhân do một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa chú trọng nâng cao năng lực tư duy, đẩy lùi ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu nên trong quyết sách, chủ trương, trong hành động còn chịu ràng buộc bởi những tư tưởng lạc hậu và tự họ trở nên chậm chạp đối với sự phát triển thực tiễn nhiệm vụ. V. Giải pháp Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội. Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội.
Trước tiên , giáo dục đạo đức cho mọi người, làm lành mạnh đời sống tinh thần là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. “Tiên học lễ, hậu học văn.” Các gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần tiếp tục phát huy vai trò trong việc giáo dục đạo đức cho con em, giúp trẻ nhỏ hình thành nhân cách tốt từ khi còn bé. Đồng thời, xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh. Lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên. Thầy cô, nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh, sinh viên phát huy tối đa năng lực của bản thân. Mỗi nhà giáo cần trở thành một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, chuyên môn, truyền động lực, đam mê cho học trò. Sinh viên cũng phải ý thức về vai trò của mình, phải phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tham gia nhiều hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Song song với việc giáo dục đạo đức, tình hình giáo dục đào tạo, biểu hiện trong việc xây dựng chiến lược mở rộng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn lực con người Việt Nam đã được Đảng và nhà nước cực kỳ quan tâm. Tháng 4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
VII. Tài liệu tham khảo