Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tài liệu logistic tham khảo trên google, Schemes and Mind Maps of Logistics

tài liệu logistic tham khảo trên google

Typology: Schemes and Mind Maps

2023/2024

Uploaded on 04/03/2024

ngoc-bao-27
ngoc-bao-27 🇻🇳

2 documents

1 / 177

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Đồng chù biên
GS. TS. ĐẠNG ĐỈNH Đ à o , PGS. TS. T r a N v à N b ào
TS. PHẠM CẢNH HUY, TS. ĐẠNG THỊ THÚY HỒNG
GIÁO TRÌNH
QUN TRLOGISTICS
(Dùng cho ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh)
N H À X U Á T B À N T À I C H Í N H
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download tài liệu logistic tham khảo trên google and more Schemes and Mind Maps Logistics in PDF only on Docsity!

Đồng chù biên GS. TS. ĐẠNG ĐỈNH Đ à o , PGS. TS. T r a N v à N b à o TS. PHẠM CẢNH HUY, TS. ĐẠNG THỊ THÚY HỒNG

GIÁO TRÌNH

QUẢN TRỊ LOGISTICS

(Dùng cho ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh) N H À X U Á T B À N T À I C H Í N H

M Ụ C LỤC

LỜI NÓI ĐÁU.................................................................................................. 7 Chương 1. NHỮ NG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ LOGISTICS................. 9 1 .1. Khái quát về Logistics................................................................. .2. Phân loại và vai trò của hoạt động Logistics......................... .3. Đặc trưng và yêu cầu cơ bản cùa Logistics............................ 34 .4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics cùa 1 1 1 doanh nghiệp.............................................................................. 44 1.5. Cảu hỏi ôn tập và thảo luận....................................................... CHƯ ƠNG 2. QU ẢN TRỊ LOGISTICS DOANH N G H I Ệ P ........... 49 2.1. Khái quát quản trị Logistics doanh nghiệp........................... 49 2.2. Nội dung quản trị Logistics đầu vào........................................... 2.3. Nội dung quản trị logisics đầu r a ................................................. 62 2.4. Câu hỏi ôn tập và thảo luận........................................................ 72 CHƯ ƠNG 3. C ơ S Ở CỦA QUẢN TRỊ LOGISTICS...................... 3 .1. Ý nghĩa của việc tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh.......... 3 .2. Phương pháp định mức tiêu dùng các yếu tố vật chất cùa sản xuất................................................................................. 3 3 3 .3. Hệ thống các chi tiêu sử dụng các yếu tố vật chất................. .4. Nguồn và biện pháp tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh....... .5. Xác định hiệu íỊuả của những biện pháp cải tiến sử dụng các tố vật chất............................................................ 3 6. Câu hỏi ôn tập và thảo luận................................................... 94 CHƯ ƠN G 4. QU ẢN TRỊ N H U CÀU..................................................... 4 4 .1. Nhu cầu vật tư và những đặc trưng cơ bản........................... 95 .2. Kết cấu nhu cầu vật tư và các nhân tố hình thành................. 98 4.3. Các phương pháp xác định nhu cầu vật tư của doanh nghiệp........ 104 4 .4. Phương pháp tính toán nhu cầu vật tư cho kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm...........................................................

8 .4. Tô chức các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động Logistics..................................................................................... 8 8 .5. Cơ sờ pháp lý cùa các mối quan hệ kinh te.......................... .6. Câu hòi ôn tập và thào luận................................................... 234 CHƯƠNG 9. HỆ THÓNG THÔNG TIN L O G ISTICS............... 236 9 9 9 9 .1. Khái quát về Công nghệ thông tin Logistics....................... 236 .2. Hệ thống thông tin Logistics.................................................. 240 .3. Các hệ thống phẩn mềm ứng dụng trong Logistics............ 247 .4. Câu hòi ôn tập và thảo luận..................................................... CHƯƠNG 10. QUẢN TRỊ DỊCH v ụ KHÁCH H À N G ............... 254 1 0.1. Khái niệm dịch vụ khách hàng............................................. 1 0.2. Xây dựng chiến lược dịch vụ khách hàng.......................... 1 0.3. Tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ khách hàng........................... 0.4. Hoàn thiện hoạt động dịch vụ khách hàng......................... 0.5. Câu hỏi ôn tập và thảo luận................................................... CHƯƠNG 11. NHỮ NG ĐIÈU CÀN BIÉT TRONG QUẢN TRỊ L O G ISTIC S............................................ 1.1. Các cam kết của Việt Nam trong tổ chức Thương mại 1 1 1 thế giới (WTO)........................................................................ 274 1.2. Các thỏa thuận khu vực......................................................... 1.3. Một số tập quán quốc tế ........................................................ 311 1 1 11.4. Câu hỏi ôn tập và thảo luận.................................................. 307 TAI LIỆU THAM KHẢO

LỜ I N Ó I Đ Ả U Sự thay đối nhanh chóng của môi trường kinh doanh và sự phát triên cùa khoa học công nghệ, đặc hiệt là công nghệ thông tin đã ảnh hưởng to lớn đến quản trị Logistics ở các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cách thức tiếp cận thực tế và khoa học trong quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động Logistics. Nói đến Logistics là nói đến hiệu quả, nói đến tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xác định một cách rõ ràng tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của các hoạt động Logistics trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn; Khả năng ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào quá trình kế hoạch hoá và tồ chức các hoạt động Logistics; Nâng cao năng lực và kỹ năng cho các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Giáo trình quản trị Logistics được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập ngày càng mở rộng ở các trường Đại học Kinh tế do CiS.TS. Đặng Đình Đào, PGS.TS. Trận Văn Bão, TS. Phạm Cảnh Huy và TS. Đặng Thị Thúy Hồng, chịu trách nhiệm đồng chủ biên. Quản trị Logisíics là một trong những môn học quan trọng trong đào tạo ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, giáo t ì n h có thể được dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà doanh nghiệp, sinh viên các trường đại học kinh tế.

C h i r o u g 1 N H Ũ N G V Á N Đ È C H U N G V Ẻ L O G I S T I C S Phạm vi chương Logistics có vai trò quan trọng trong nến kinh tế quốc dân và là "dịch vụ cơ sớ hạ tang’’ có giá trị gia tăng cao trong các ngành dịch vụ. Chương này để cập đến các nội dung cơ bán ve Logistics và dịch vụ Logistics; Phân loại và vai trò cùa hoạt động Logistics; Đặc trưng và yêu cầu cơ bàn cùa Logistics; Hệ thống chi tiêu đánh giá hoạt động Logistics. 1 .1. Khái quát về Logistics 1 .1.1. Lược s ử phải triển Logistics Logistics hoàn toàn không phải là khái niệm quá xa lạ, cho dù một thực tế là cũng không phải nhiều người am hiểu sâu sắc về vấn đề này. Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển cùa nhân loại1. Cho đến nay, ở nước ta, vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt. Có tài liệu dịch là hậu cần. có tài liệu dịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là giao nhận... Tuy nhiên, có thể thấy rằng tất cả các cách dịch đó đều chưa thỏa đáng, chưa phản ánh đúng đắn và đầy đủ bản chất của Logistics. Vì vậy, giữ nguyên thuật ngữ Logistics như trong Luật thương mại 1 Ở Phương Đông, theo sừ ký Tư Mã Thiên, thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng Nhà Hán, Trương Lương lẩn đầu tiên đưa ra khái niệm hậu cần và do Tiêu Hà phụ trách, năm 202 trước Công nguyên. Ờ Phương Tây, thời kỳ Hy Lạp cồ đại, đế chế Roman và Byzantine đã có sĩ quan “Logistikas” - Người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính ,cung cấp và phân phối.

10 GIẢO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 2005 là cần thiết, không dịch sang tiếng Việt và bô sung thêm thuật ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta. Ngày nay, Logistics đã hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, mau chóne phát triên và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giói. Tuy nhiên, một điều thực tế là Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Napoleon đã từng định nghĩa: "Logistics là hoạt động để dưỵ trì lực lượng quân đ ộ i ” và ông cũng đã từng nói: "Ke nghiệp dư bàn về chiến thuật, ngirời chưyên nghiệp bàn về Logistics Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyên lực lượng quân đội cùng với một khối lượng lớn vũ khí và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động Logistics là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1944 chính là nhờ vào sự nồ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng Logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Đây cũng là lúc hoạt động Logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai. Trư- ớc những năm 1950, công việc Logistics chì đom thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ. Trong khi các lĩnh vực marketing và quản trị sản xuất đã có những chuyển biến rất lớn thì vẫn chưa hình thành một quan điểm khoa học về quản trị Logistics một cách hiệu quả. Sự phát triển nhanh

12 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS

  • Giai đoạn phát íriến hệ thông Logistics (Logistics system): Vào những năm 80- 90 của thế kỷ XX, hoạt động Logistics là sự kết hợp cả hai khâu đầu vào (cung ứng vật tư) và đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) để tiết kiệm chi phí, táng hiệu quả. Đây gọi là "quá trình Logistics
  • Giai đoạn quàn trị dãy chuyển cung ímg - Quàn trị Logistics (Supply chain manangement): Đây là giai đoạn phát triển của Logistics vào những năm cuối thế kỷ XX. Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council o f Supply Chain Management Professionals - CSCMP): “Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuồi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị Logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của Logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị Logistics là chức năng tổng hợp kết họp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logistics cũng như phối hợp hoạt động Logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin”. Cũng theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm

GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 13 nguồn cune. mua hàne. sán xuất và tất cả các hoạt động quán trị Logistics. Ớ mức độ quan trọng, quán trị chuỗi cung ưng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các

nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, về cơ bản, quản trị

chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị Logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về quy trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin”. Có thể hình dung vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng theo Hình 1.1. Sản xuất Bán buôn Bán lẻ Khách hàng ■Dịch vụ Logistics- < - - > Dòng thông tin ——►Dòng sản phẩm — Dòng tiền tệ Hình 1.1: Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng Đối với các doanh nghiệp, Logistics có vai trò rất to

16 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS một doanh nghiệp. Facility Logistics như là một khâu đảm bào đúng và đù vật tư cho sản xuất, là công tác hậu cần vật tư trong chính nội bộ cùa doanh nghiệp. Logistics oông ty (Corporate Logistics) là dòng vận động cùa nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ sờ sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty. Với công ty sản xuất, là hoạt động Logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho lưu trữ hàng, với một đại lý bán buôn, là giữa các đại lý phân phổi của nó; còn với một đại lý bán lẻ, là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình. Logistics chuỗi cung ứng (Supply chain Logistics) được phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn nhận Logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty (các đơn vị sán xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất. Đó là một mạng lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng...), các phương tiện vận tải cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó. Các hoạt động Logistics (dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa...) được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng. Điểm nhấn trong chuỗi cung úng là tính tương tác và sự kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi thông qua 3 dòng liên kết: (1) Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đon đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận. (2) Dòng sán phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng. (3) Dòng tài chính: chỉ dòng tiền và

18 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS thời gian thực hiện với việc liên kết tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung ứng. 1 .1.2. Khái niệm về Logistics Hiện có rất nhiều định nghĩa về Logistics, tuy nhiên, Logistics cân được hiêu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, Logistics được hiểu như là một quá trình tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, tiêu biểu là các định nghĩa:

  • Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiêm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng 3 Đây là định nghĩa phổ biến và được nhiều người đồng tình hiện nay.
  • Logistics là hoạt động quàn lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng 4 Theo các quan niệm này, Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ở đây có sự 3 4 Theo Hội đồng quản trị Logistics (Council of Logistics Management - CLM, 1991): Liên Hiệp Quốc - Khóa đào tạo quốc tế về vận tài đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/

GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 19 phân dịnh rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quán lý... VỚI một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuôi cùng. Theo nghĩa hẹp, Logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gấn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và Logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233), lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được chính thức đưa vào luật, quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thù tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy, theo nghĩa hẹp, chì định nghĩa Logistics trong phạm vi một số hoạt động cụ thể. Ngoài ra, còn có khá nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu về Logistics đưa ra thông qua từng góc độ nghiên cứu:

  • Logistics là quá trình tiên liệu trước các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân lực, công nghệ và những thông tin cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó, đánh giá những hàng hỏa, hoặc dịch vụ, hoặc mạng lưới sản phẩm có thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng; và sử dụng mạng lưới

GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 21

  • Logistics là việc lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự di chuyển và sẳp đặt con người và/hoặc hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ liên quan tới sự di chuyển và sắp đặt đó6. Điểm khác biệt của định nghĩa này là đưa cả yếu tố con người, cùng với hàng hóa và các yếu tố khác, là một bộ phận trong một chuỗi các nhân tố mà Logistics phải xử lí.
  • Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sam, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối, cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.
  • Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên cùa dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
  • Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý bố trí và các hoạt động kỹ thuật có liên quan đến yêu cầu, thiết kể và cung cấp, duy trì các nguồn lực để hỗ ư ợ thực hiện mục tiêu, kế hoạch7.
  • Logistics là một khoa học và nghệ thuật trong việc sử dụng nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện khả năng của cá nhân và năng lực của tổ chức8. 6 1 www.go2uti.com/utilities/dictionary/l.html . TS. Dư Đức Thành, Khoa Quản trị hậu cần - Đại học Hằng Hải Cao Hùng, Đài Loan - Kỳ yêu Hội thảo Khoa học Quốc tế - ĐHKTQD, Hà Nội 11/ 004 . TS. Dư Đức Thành, Khoa Quản trị hậu cần - Đại học Hằng Hải Cao 2 8 Hùng, Đài Loan - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế - ĐHKTQD, Hà Nội 11/

22 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS Như vậy. các khái niệm khác nhau về Logistics được đưa ra căn cứ vào góc độ nghiên cứu, ngành nghề và mục đích nghiên cứu về Logistics hay dịch vụ Logistics. Dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, một số định nghĩa trên thường đồng nhất giữa Logistics, dịch vụ Logistics và quản trị Logistics, chưa phân định rõ ràng các khái niệm này và chưa có các định nghĩa cụ thể về dịch vụ Logistics. Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về dịch vụ Logistics như là hoạt thương mại nhưng lại không đề cập đến khái niệm Logistics. Vì vậy, theo chúng tôi, cần tiếp cận Logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp nhưng đồng thời cần phải tiếp cận Logistics trên cả hai góc độ: vĩ mô và vi mô, phải coi Logistics như là một khoa học và Logistics như là ngành dịch vụ của nền Kinh tế Quốc dân. Với tư cách là một khoa học, chúng tôi cho rằng, Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ... từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ Logistics gắn liền với quá trình trên cũng được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vận chuyển, giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa được tổ chức hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trình phân phối, lưu chuyển hàng hóa một cách