Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, Essays (university) of Political Philosophy

Đề tài: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (TỪ CHUYẾN THAM QUAN KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ TỊCH VÀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH) Mã lớp học phần: 241_HCMI0111_18 Giảng viên: Ngô Thị Minh Nguyệt

Typology: Essays (university)

2024/2025

Uploaded on 03/19/2025

hieu-nguyen-minh-10
hieu-nguyen-minh-10 🇻🇳

1 document

1 / 32

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-------- 🙞 🕮 🙟 --------
BÀI THẢO LUẬN
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG
CÁCH HỒ CHÍ MINH (TỪ CHUYẾN THAM QUAN KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ
TỊCH VÀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH)
Mã lớp học phần: 241_HCMI0111_18
Giảng viên: Ngô Thị Minh Nguyệt
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Hà Nội, tháng 10 năm 2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20

Partial preview of the text

Download SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH and more Essays (university) Political Philosophy in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTTKT - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh Đề tài: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (TỪ CHUYẾN THAM QUAN KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ TỊCH VÀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH) Mã lớp học phần: 241_HCMI0111_ Giảng viên: Ngô Thị Minh Nguyệt Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Hà Nội, tháng 10 năm 2024

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhóm tự đánh giá 1 Đỗ Thị Giang Nhóm trưởng, l à m video 2 Nguyễn Nhật Hà Phần I, II, V 3 Lê Ngân Hà Phần 3. 4 Trần Thị Hạnh Phần 3. 5 Vi Thị Hà Phần 3. 6 Nguyễn Thị Minh Hà Phần 4.1 +

7 Nguyễn Thị Hương Giang Phần 4.3 +

8 Vũ Thị Thu Hiền Lên kịch bản lồng tiếng 9 Nguyễn Việ t Hằng Lồng tiếng 10 Nguyễn Minh Hiếu Là m word

MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………….
  • I. GIỚI THIỆU CHUNG …………………………………………………………….......
    • 1.1. Tính cấp thiết ……………………………………………………………….....
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................
  • MINH .................................................................................................................................. II. KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ TỊCH VÀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ
    • 2.1. Giới thiệu về địa điểm tham quan ....................................................................
      • 2.1.1. Khu di tích Phủ Chủ Tịch ....................................................................
      • 2.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh .........................................................................
  • trong việc lưu giữ và truyền tải lịch sử ............................................................................... 2.2. Tầm quan trọng của Khu di tích Phủ Chủ Tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh
  • III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ...............
    • 3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh ......................................................................................
      • 3.1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh .........................................................
      • 3.1.2. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh ............................
      • 3.1.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................
    • 3.2. Đạo đức Hồ Chí Minh .......................................................................................
      • 3.2.1. Hồ Chí Minh – Tấm gương đạo đức sáng ngời ...................................
      • 3.2.2. Giá trị của đạo đức Hồ Chí Minh ......................................................
    • 3.3. Phong cách Hồ Chí Minh ................................................................................
      • 3.3.1. Quan điểm về phong cách Hồ Chí Minh ...........................................
      • 3.3.2. Nội dung phong cách Hồ Chí Minh ....................................................
  • PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ..................................................................................... IV. SINH VIÊN ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC,
    • 4.1. Những trải nghiệm và cảm nhận từ chuyến đi ...............................................
      • 4.1.1 Ấn tượng về không gian sống và làm việc của Bác .............................
      • 4.1.2 Những bài học rút ra từ hiện vật tại Bảo tàng ...................................
    • 4.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập ..................................................
  • động theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh ............................................. 4.3. Vận dụng vào tình hình hiện tại của đất nước, sinh viên sống học tập và hành
    • 4.4. Kết nối với hoạt động của sinh viên ...............................................................
  • V. KẾT LUẬN ...................................................................................................................
    • 5.1. Tóm tắt giá trị rút ra từ chuyến tham quan ....................................................
    • 5.2. Định hướng tương lai ......................................................................................

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Tính cấp thiết Trong bối cảnh đất nước đang tiến vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ, việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tư tưởng của Người không chỉ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp cách mạng mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên. Xã hội hiện đại không chỉ đòi hỏi ở sinh viên kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu chúng ta phải có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, và phong cách làm việc hiệu quả. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thấm nhuần các giá trị cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ giúp sinh viên Việt Nam trở thành những công dân toàn cầu, không chỉ góp phần phát triển bản thân mà còn trở thành lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của bài viết này là phân tích sâu sắc giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế và sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện nay. Bài viết sẽ tập trung làm rõ cách mà tư tưởng, đạo đức, và phong cách Hồ Chí Minh có thể định hướng và thúc đẩy sinh viên phát triển toàn diện về cả tri thức lẫn nhân cách. Đồng thời, bài viết sẽ đề xuất những định hướng, giải pháp thiết thực, phù hợp để sinh viên có thể học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hiệu quả hơn. Những định hướng, giải pháp này sẽ không chỉ giúp sinh viên áp dụng những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh vào học tập, mà còn góp phần vào việc hình thành một thế hệ trẻ có tầm nhìn, trách nhiệm, và năng lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại. II. KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ TỊCH VÀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu về địa điểm tham quan 2.1.1. Khu di tích Phủ Chủ Tịch Khu Di tích Phủ Chủ tịch nằm trong khuôn viên rộng lớn của Phủ Chủ tịch, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc từ năm 1954 đến 1969. Đây là một quần thể bao gồm nhiều công trình có giá trị lịch sử và văn hóa, nổi bật là Nhà sàn Bác Hồ, ao cá Bác

Hồ, vườn cây và khu vực Nhà 54. Nhà sàn đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa, biểu tượng cho lối sống giản dị và thanh bạch của Người, là nơi Người đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và viết nên những tác phẩm, tư tưởng quan trọng cho dân tộc. Mỗi góc của khu di tích đều gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang đến cho du khách một cái nhìn gần gũi, chân thực về một nhà lãnh đạo vĩ đại với phong cách sống khiêm nhường. 2.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh là một công trình lớn nằm bên cạnh Khu Di tích Phủ Chủ tịch, được xây dựng để tôn vinh và bảo tồn di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng trưng bày hàng nghìn hiện vật, tư liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người, từ những năm tháng bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước cho đến khi lãnh đạo dân tộc giành độc lập. Không gian bảo tàng được tổ chức thành các phần rõ rệt, theo từng giai đoạn trong cuộc đời của Bác, giúp người tham quan hiểu rõ hơn về hành trình cách mạng cũng như những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ lịch sử mà còn là nguồn cảm hứng lớn lao cho thế hệ trẻ trong việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.2. Tầm quan trọng của Khu di tích Phủ Chủ Tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh trong việc lưu giữ và truyền tải lịch sử Khu Di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và truyền tải những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những công trình này không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật, tư liệu quý giá mà còn là chứng nhân lịch sử sống động, giúp thế hệ sau có thể hiểu sâu sắc về quá trình đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Việc bảo tồn các hiện vật, kiến trúc như Nhà sàn, ao cá hay những tư liệu hình ảnh trong bảo tàng cho thấy sự nỗ lực gìn giữ những giá trị lịch sử của dân tộc, đồng thời mang lại những bài học sâu sắc về đạo đức, lối sống và tinh thần yêu nước. Không chỉ có vai trò lưu giữ lịch sử, Khu Di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh còn là công cụ quan trọng để truyền tải những giá trị này đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các chuyến tham quan, triển lãm tại bảo tàng không chỉ giúp người xem tiếp cận với thông tin lịch sử một cách trực quan mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần trách nhiệm và ý thức học tập, làm theo tư tưởng của Người. Qua đó, hai địa điểm này không chỉ là nơi lưu giữ di sản văn hóa và lịch sử, mà còn đóng vai trò giáo dục, truyền

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức của cách mạng Trung với nước, hiếu với dân: Trung với nước hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất đạo đức khác. Trung và Hiếu là khái niệm đạo đức cũ được Hồ Chí Minh sử dụng với những nội dung mới. Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh kế thừa và vượt qua hạn chế của giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc. Trung với nước, gắn liền hiếu với dân Cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư: nội dung cốt lỗi của đạo đức cách mạng gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người,đây là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất trung với nước, hiếu với dân. Những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc được Hồ Chí Minh lộc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu cách mạng. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa: tình thương yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc rộng lớn trước hết dành cho những người nghèo khổ những người bị mất quyền, những người bị áp bức bóc lột. Tình thương người yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nước là tư tưởng lớn là mục tiêu phấn đấu. cụ Hồ Chí Minh là yêu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng đạo đức Hồ Chí Minh tình yêu thương con người được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân Tinh thần quốc tế trong sáng: chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc, đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam Quan niệm của HCM về xây dựng con người đó là xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Ngoài ra, xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hồ Chí Minh nêu hai quan điểm về sự cần thiết xây dựng con người. Thứ nhất, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Thứ hai, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên” với những khía cạnh chủ yếu sau: +) Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” +) Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ tổ quốc +) Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng +) Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng dân chủ nêu gương.  Quan niệm của HCM về xây dựng về xây dựng văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhầm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa văn hóa là mục tiêu động lực của sự nghiệp cách mạng +) Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng:
  • Văn hóa là mục tiêu: văn hóa nằm trong mục tiêu chung của tiến trình cách mạng Việt Nam. Văn hóa là mục tiêu nhìn một cách tổng quát - là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ
  • Văn hóa là động lực: theo Hồ Chí Minh động lực phát triển đất nước gồm động lực vật chất và tinh thần, động lực cộng đồng và cá nhân, nội lực và ngoại lực. Tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh động lực được nhận thức ở các phương diện

cách mạng mỗi nước mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ. Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới muốn. Tăng cường đoàn kết quốc tế các đảng Cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế 3.1.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Đối với cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi và bắt đầu xây dựng một xã hội mới trên đất nước ta: Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước cứu dân, sáng lập lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng cách mạng chân chính, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đã lãnh đạo cách mạng tháng tám năm 1945 thành công. Hồ Chí Minh đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam: Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng định hướng, soi đường, chỉ đạo sự phát triển của cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam là của chính người dân Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường cho đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
  • Đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng dân tộc gắn với sự tiến bộ xã hội: tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm một hệ thống các luận điểm giải quyết một cách đúng đắn, sáng tạo vấn đề về dân tộc và thuộc địa, dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp và giải phóng con người, góp phần bổ sung, phát triển cho kho tàng lý luận chủ nghĩa mác Lênin. Và trên thực tế, chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi tiên phong trong phong chào giải phóng dân tộc, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc trong thời đại hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc dân chủ Hòa Bình hợp tác và phát triển trên thế giới: Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên khẳng định hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại phá bỏ sự biệt lập, mở đường cho sự phát triển, liên kết các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, Hòa Bình, dân chủ và tiến bộ xã hội 3.2. Đạo đức Hồ Chí Minh 3.2.1. Hồ Chí Minh – Tấm gương đạo đức sáng ngời Nói về tấm gương mẫu mực của đạo đức - chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một đại diện tiêu biểu, với những tư tưởng được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam. Bên cạnh đó là sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành bởi tư duy, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Người. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là những phẩm chất cao quý của một người cách mạng. Đó là: “Cần, kiệm, liêm, chính”: +) Cần: Là cần cù, chăm chỉ, tận tuỵ, hết lòng hết sức vì công việc chung, vì nước, vì dân. +) Kiệm: Là tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, nhất là đối với của công. +) Liêm: Là thanh liêm, giữ liêm sỉ, danh dự, trong sạch, trong sáng +) Chính: Là chính trực, ngay thẳng, khẳng khái, không quỵ luỵ, cúi luồn, giữ sĩ khí của một người quân tử, chính khách.  Cuộc sống giản dị và thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mặc dù hoạt động cách mạng tìm đường cứu nước sống, tiếp xúc với bao cảnh phồn hoa đô hộ của các nước phương Tây, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không hề bị cám dỗ, lôi cuốn vào cuộc sống vật chất sang trọng mà vẫn kiên định với cuộc sống vật chất, tinh thần giản dị, giữ vững khí tiết của nhà yêu nước, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cao cả của mình. Trong cuộc sống thường ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về sự giản dị, liêm khiết, trong sáng. Cả cuộc đời mình, Người chỉ biết lo cho dân, cho nước. Sự giản dị của Người bắt nguồn từ sự thanh cao, toát lên những giá trị thanh cao, là thăng hoa những

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiết kiệm mọi thứ với phương châm cái gì cần thì dùng, cái gì không thì thôi, dùng đúng với điều kiện hiện có cho phép, không lãng phí. Người cho rằng, tiết kiệm không có nghĩa là kẹt xỉ, không dám chi dùng. Như thế sẽ lại hỏng việc. Ngược lại, chi tiêu, sử dụng quá mức trong khi đồng bào, chiến sĩ bộ đội còn nghèo, còn thiếu mà tiêu xài hoang phí, xa hoa, hình thức phô trương là trái với đạo đức cách mạng. Người đã đưa ra nhiều lời kêu gọi thúc đẩy tinh thần tiết kiệm của mọi người trong cả nước. Bản thân Người đã trở thành tấm gương sáng trong việc thực hành tiết kiệm. Khi ăn, không bao giờ Bác để rơi cơm. Đồng chí Phạm Văn Đồng có lần kể: “Ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ trọng và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo”. Thêm vào đó, khi dùng các món ăn bao giờ Người cũng dùng hết, không để thừa lãng phí. Người tiết kiệm tất cả mọi thứ có thể, đến cái nhỏ như tờ giấy bởi: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần”. Và Người đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Người đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Người đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến hai, ba lần. Làm được những việc nhỏ thì sẽ thành được điều to tát, như Người đã chỉ rõ “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm...mà lợi cho dân rất nhiều”. Qua những việc làm đó mà một chính khách nước ngoài được gặp Người từ năm 1951 đã nói: “Tôi hiếm khi được gặp một người sống thanh đạm đến thế và khinh thường mọi xa hoa đến thế”. Thật vậy, cả một đời, Người hy sinh tất cả vì sự thành công của sự nghiệp cách mạng, vì mục tiêu độc lập, tự do cho dân tộc. Mỗi hành động tiết kiệm của Người chính là động lực, là sức mạnh cho nhân dân ta vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương tiết kiệm vĩ đại để mỗi người Việt Nam soi vào đó, sửa chữa và học tập làm theo.  Chủ tịch Hồ Chí Minh – một mẫu mực về thực hiện chí công vô tư +) Chí công vô tư: Là làm việc vì sự nghiệp chung, đặt lợi ích công lên trên hết, trước hết; không tư lợi, vụ lợi, không vì lợi ích riêng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng. Người thường nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Người nhiều lần nhắc nhở các cán bộ, đảng viên phải biết tôn trọng của công, không được chiếm công vi tư. Theo Người, tham nhũng, lãng phí là tội nặng nhất, là xấu xa bỉ ổi nhất, là ăn cắp của dân. Tham nhũng, chiếm công vi tư là chủ nghĩa cá nhân, là một thứ giặc nội xâm không thể chấp nhận được. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của nhân dân Việt Nam. Người từng trải nghiệm thực tế vô cùng phong phú, cụ thể, thiết thực trong cuộc sống, trong mọi lĩnh vực, mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, mọi không gian, thời gian. Điều đó giúp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh có phong cách suy nghĩ, hành động rất khoa học, kết hợp lý luận với thực tế, luôn không xa rời mục tiêu cách mạng và tính thiết thực, hiệu quả trong công việc. Người luôn dạy cán bộ, đảng viên phải bám sát thực tế, phải hiểu biết cuộc sống, phải xuất phát từ cuộc sống và trở về với cuộc sống. Người chỉ rõ việc học tập, tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực, không trống rỗng, ba hoa, dông dài, nói tràng giang đại hải, không rõ mục đích, mục tiêu cụ thể. Mọi công việc phải định rõ kế hoạch, mục tiêu, biện pháp, bước đi và kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể, thiết thực. Người viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để huấn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu làm việc khoa học, không xa rời thực tế là có kế hoạch, là cụ thể, chính xác, các chỉ thị, nghị quyết phải được tổ chức chỉ đạo thực hiện, phải đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm; không “đánh trống bỏ dùi”; không “đầu voi đuôi chuột”…  Tấm lòng yêu thương con người: Tình yêu thương con người của Bác Hồ là rất cụ thể, từ việc to như lo giải phóng cho con người, khuyến khích: "Phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi", đến việc chăm lo từng con người cụ thể, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân. Người lo cho cả dân tộc và chăm lo cho từng chiến sỹ bảo vệ, phục vụ quanh Người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người. Người đánh giá cao vai trò của nhân dân: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân". Người tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho

giải phóng dân tộc. Hơn nữa, Người khuyến khích sự đoàn kết và đồng lòng trong cộng đồng, khẳng định rằng chỉ có sự đoàn kết mới giúp dân tộc vượt qua khó khăn. Thế hệ ngày nay học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần xuất phát từ tâm trong sáng của mỗi người. Bởi đạo đức của Người, những gì Người nói và làm đã có sẵn trong tâm hồn, trí óc chúng ta như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định. Mặt khác, mục đích của việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn vì mục đích là để “làm người”, “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, toàn tâm, toàn ý “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một cuộc vận động lâu dài trong đời sống hằng ngày, thiết thực đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay. Đó là ngăn chặn, xoá bỏ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó, có cán bộ cấp cao đã tha hóa, biến chất cần “vạch mặt, đặt tên”. Thực chất việc đẩy mạnh học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, như Người từng căn dặn: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Vì vậy, học và làm theo Người phải ngay trong những hoạt động, hành vi sinh hoạt đời thường như Bác thường dạy chúng ta: “Muốn đi xa, trước hết phải đặt chân từ trong nhà”. “Phải thường xuyên và tự giác tự phê bình và phê bình như soi gương, rửa mặt hằng ngày”. 3.3. Phong cách Hồ Chí Minh 3.3.1. Quan điểm về phong cách Hồ Chí Minh Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người Việt Nam. Song, đây là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí mẫn tuệ, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính, công dân số một của Việt Nam. Đó là phong cách của người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại. Phong cách Hồ Chí Minh không phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng, sùng bái mà là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Không phải chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến người lao động trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia đều tìm

thấy ở Hồ Chí Minh phong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây cũng cảm thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách có liên quan chặt chẽ với đạo đức, phong cách không phải là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được thể hiện ra trong hoạt động sống của con người. Nói phong cách khiêm tốn, giản dị chính là phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính được con người nhận thức và thể hiện trong cuộc sống đời thường. Song mức độ khiêm tốn giản dị cũng khác nhau ở những con người khác nhau. 3.3.2. Nội dung phong cách Hồ Chí Minh a. Phong cách sống giản dị Đã có biết bao nhiêu lời ca ngợi phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. Đó là sự giản dị, trong sạch, thanh cao, cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian. Đó còn là tình yêu thương con người hòa quyện với tình yêu thiên nhiên, tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ kết hợp chặt chẽ với những rung động, say mê của một tâm hồn nghệ sĩ. Hồ Chí Minh có cuộc sống đời thường đa dạng và phong phú. Người đã sống cuộc sống của người thợ, người thủy thủ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học viên và người lính chiến tranh, người chiến sĩ cách mạng mạng hoạt động bí mật, người tù, nhà chính khách, nhà ngoại giao và nhiều năm là nguyên thủ quốc gia. Dù với cuộc đời nào và sống như thế nào, phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh vẫn giữ đúng nguyên tắc: lấy khiêm tốn giản dị làm nền, lấy chừng mực điều độ làm chuẩn, lấy trong sạch, thanh cao làm vui, lấy gắn bó giữa con người, với thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành người toàn vẹn, với cuộc sống trọn vẹn từ khi bước vào đời đến lúc về nơi vĩnh hằng. Để trở thành một người toàn vẹn đã khó (vĩ đại trong những việc lớn, cao thượng ở những việc nhỏ hàng ngày) thì việc trở thành người trọn vẹn lại càng khó hơn. Hồ Chí Minh đã có lời khuyến cáo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. b) Phong cách làm việc