Download Mediation Process and Its Importance in Resolving Disputes and more Lecture notes Law and Religion in Europe in PDF only on Docsity!
MỤC LỤC Trang I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG ĐỘT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT 2
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại xung đột........................................................ 2
- Giải quyết xung đột............................................................................................. 6 I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HÒA GIẢI…………………………….....…......... 10
- Bước 1. Trước khi hòa giải………………………………………………....... 10
- Bước 2. Tiến hành hòa giải……………………………….…………….…..... 12
- Bước 3. Sau khi hòa giải…………………………………………………....... 14 II. KỸ NĂNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ..…………………………………….......... 16
- Kỹ năng tiếp cận đối tượng để nắm bắt thông tin về vụ, việc hòa giải và nhu cầu lợi ích của các bên………………………………………………….............. 16
- Kỹ năng xem xét, xác minh vụ, việc……………………….…………....…... 23
- Kỹ năng tìm mâu thuẫn, xung đột lợi ích cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu….... 25
- Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật, tìm kiếm giải pháp tư vấn cho các bên……………………………………………………………….…............. 28
- Kỹ năng chuẩn bị tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải………........... 33
- Kỹ năng giải thích, thuyết phục, hướng dẫn các bên tự thỏa thuận dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp…………………………………………….........................…… 36
- Kỹ năng ghi chép của hòa giải viên; ghi sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành……........................…. 37
- Kỹ năng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình hòa giải ở cơ sở 44 PHỤ LỤC I. Một số câu ca dao, tục ngữ được vận dụng trong hòa giải ở cơ sở..... 47 PHỤ LỤC II. Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng................................................................................. 52 PHỤ LỤC III. Một số vụ, việc hòa giải điển hình ở cơ sở..................................... 54
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG ĐỘT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
1. Khái niệm xung đột, phân loại xung đột 1.1. Khái niệm xung đột Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “ Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích” 1 . Như vậy, một cách khái quát, xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột và vào cách giải quyết xung đột. Không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều hiểu theo nghĩa xấu. Có những xung đột tích cực giúp hoàn thiện bản thân, tăng năng suất và nếu được giải quyết tốt, xung đột sẽ đem lại các điểm tích cực như: Nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cá nhân, giữa các thành viên trong nhóm; nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận, thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn; nâng cao hiểu biết của từng cá nhân về các mục tiêu của mình, biết được đâu là những mục tiêu quan trọng nhất, giải quyết triệt để quyền lợi vật chất của các cá nhân... Ngược lại, xung đột không được xử lý tốt sẽ làm cho mâu thuẫn giữa các bên trở nên trầm trọng, khó giải quyết. Có nhiều nguyên nhân gây ra xung đột, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như:
- Xuất phát điểm khác nhau, sự hơn thua khác nhau trong những mối quan hệ nhất định;
- Mục tiêu không thống nhất;
- Chênh lệch về nguồn lực;
- Có sự cản trở từ người khác;
- Căng thẳng/áp lực tâm lý từ nhiều người;
- Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn;
- Giao tiếp bị sai lệch… Mâu thuẫn là sự khác biệt hoặc đối lập về quan điểm lợi ích, nhận thức phương pháp làm việc… của các cá nhân hoặc nhóm người tập thể. Nó được biểu hiện bên ngoài bằng những cảm xúc, tình cảm với những cung bậc khác nhau tùy theo mức độ khác biệt. Từ những xung đột về mặt xã hội, nhu cầu hoặc lợi ích có thể phát triển thành những mâu thuẫn về mặt xã hội, nhu cầu hoặc lợi ích; có thể bắt nguồn từ 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_%C4%91%E1%BB%99t
- Xung đột vật chất là loại xung đột về mặt giá trị, lợi ích đơn thuần giữa các bên. Loại xung đột này có thể được định dạng dưới các dạng tranh chấp cụ thể trong xã hội: Như tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sở hữu tài sản… Và các loại tranh chấp này cũng được pháp luật quy định cụ thể về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đối với từng ngành, từng lĩnh vực. c) Căn cứ vào mức độ xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:
- Xung đột vai trò là loại xung đột xác định giá trị ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức trong một phạm vi nhất định. Loại xung đột này thường được xác định với tên gọi “uy tín”. Xung đột xảy ra khi uy tín của cá nhân, nhóm hoặc tổ chức bị hạ thấp bởi hành vi, sức ảnh hưởng của một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác.
- Xung đột ý kiến đánh giá là loại xung đột về quan điểm đưa ra để đánh giá hoặc quyết định một vấn đề cụ thể. Loại xung đột này thường xuất phát từ quan điểm và hệ tư tưởng khác nhau của các bên xung đột. Hệ tư tưởng thường được hình thành từ tri thức, thói quen và trường phái mà xây dựng lên hệ tư tưởng mà mỗi cá nhân đi theo. Để giải quyết triệt để loại xung đột này, cần có một nhà trung gian đứng giữa phân tích, dung hòa luồng quan điểm giữa các bên xung đột.
- Xung đột mong đợi là loại xung đột thể hiện suy nghĩ, ý chí của các bên về một sự vật, hiện tượng có liên quan trong thời gian tới (trong tương lai). Thực ra, loại xung đột này chính là sự tô vẽ, đánh giá chủ quan về sự phát triển, hình thành giá trị, lợi ích và nhu cầu của mỗi bên xung đột. d) Căn cứ vào chủ thể xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:
- Xung đột cá nhân là loại xung đột xuất phát trong chính bản thân cá nhân đó hoặc giữa cá nhân với cá nhân về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích. Xung đột thường xuất phát từ những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau như quan hệ gia đình, quan hệ công việc, quan hệ bạn bè, xã hội… Trong những mối quan hệ này, các cá nhân có cơ hội để so sánh giữa các bên với nhau và thấy rằng cùng trong điều kiện, hoàn cảnh như vậy nhưng mình lại kém bên kia hoặc cùng là con cháu, tại sao mình lại được hưởng ít hơn người em ruột…
- Xung đột nhóm là xung đột xuất phát giữa nhiều cá nhân này với nhiều cá nhân khác về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích xuất phát từ một tiêu chí, mục đích chung mà nhóm người này đã đặt ra. Để giải quyết vấn đề xung đột nhóm cần xác định lợi ích, mục tiêu mà nhóm đã đặt ra, sau đó cân bằng giữa nhu cầu, lợi ích, mục tiêu của cá nhân với nhóm, của các nhóm với nhau để nhận dạng xung đột và giải quyết xung đột.
- Xung đột tổ chức là loại xung đột mà các cá nhân trong cùng tổ chức thấy quyền, lợi ích của mình xung đột với cá nhân khác trong tổ chức hoặc xung đột với chính tổ chức đó hoặc là loại xung đột giữa hai tổ chức với nhau trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Với loại xung đột này thường xuất phát từ quan điểm cá nhân, quan điểm nhóm đối với mục tiêu cụ thể của tổ chức hoặc xuất phát từ chính những nhu cầu, quyền lợi của từng cá nhân trong tổ chức với nhau khi họ so sánh với những thứ mà bản thân họ có thể mang lại cho tổ chức khi gia nhập. Nhận dạng được các loại xung đột giúp bạn có thể sử dụng các phương pháp giải quyết xung đột. Khi lựa chọn, bạn nghĩ đó là hướng giải quyết tốt nhất vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể giải quyết các xung đột đó theo bản năng, kinh nghiệm của mình và học cách làm sao thay đổi phương pháp giải quyết nếu cần thiết khi được trang bị kiến thức về xung đột. 2. Giải quyết xung đột 2.1. Phương pháp giải quyết xung đột a) Phương pháp cạnh tranh Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách các bên đều giữ vững lập trường của mình. Họ cạnh tranh với nhau để dành quyền lợi tốt hơn và cố gắng dành chiến thắng (nếu đối phương không có quan hệ thân thiết với họ). Hình thức giải quyết xung đột này chứa đựng nhiều yếu tố gây hấn và có thể khiến cho đối phương bị tổn thương hay bị xúc phạm. Hình thức này phù hợp với kỹ năng giải quyết xung đột khi:
- Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng;
- Người quyết định biết chắc mình đúng;
- Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ. Hình thức này không phù hợp với giải quyết xung đột khi:
- Mọi người cảm thấy nhạy cảm với xung đột;
- Tình huống không khẩn cấp. b) Phương pháp hợp tác Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan. Với hình thức này, các bên có thể cùng nhau làm việc để đưa ra giải pháp hai bên cùng có lợi. Phương pháp giải quyết xung đột này chủ yếu hướng đến yếu tố tích cực, chủ động hơn là thụ động hoặc gây hấn. Phương pháp giải quyết xung độ này áp dụng khi:
- Việc duy trì quan hệ quan trọng hơn việc thắng thua; Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu;
- Cảm thấy vấn đề là quan trọng với đối phương hơn đối với mình. Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi:
- Khi vấn đề là quan trọng đối với bạn;
- Nhượng bộ sẽ không giải quyết triệt để vấn đề. Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâm về đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột. đ) Phương pháp thỏa hiệp Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất. Với hình thức giải quyết xung đột này, các bên sẽ từ bỏ một số quyền lợi để có thể giải quyết xung đột. Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi:
- Vấn đề tương đối quan trọng, cần ra quyết định càng sớm càng tốt, trong khi hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình và thời gian đang cạn dần;
- Giải quyết xung đột quan trọng hơn thắng lợi cá nhân;
- Quyền hạn giữa mọi người là ngang nhau. Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi:
- Có nhiều nhu cầu quan trọng khác nhau cần thống nhất;
- Tình huống vô cùng khẩn cấp;
- Quyền hạn giữa mọi người không ngang nhau. 2.2. Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột Việc giải quyết xung đột cần tuân thủ nguyên tắc sau đây:
- Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác;
- Không thể sử dụng tất cả các phương pháp;
- Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh. 2.3. Các bước giải quyết xung đột Nếu là người phải đứng ra giải quyết xung đột thì dựa trên những lý luận ở trên, điểm đầu tiên khi đối diện với những xung đột là bạn phải nhận ra loại xung đột đang
mắc phải. Theo thời gian, khả năng tự giải quyết xung đột sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng. Việc nhận ra được dạng xung đột là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải hiểu được từng loại xung đột sẽ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Hãy nhìn vào khía cạnh bình thường nhất và nghĩ về dạng xung đột có thể xảy ra tương ứng. Sau đó sử dụng lần lượt các bước sau đây để giải quyết. Bước 1: Xác định nguyên nhân của xung đột Tùy tình huống có thể xảy ra, có thể ứng dụng phương pháp khác nhau. Nhưng phải hiểu và nắm chắc bản chất của xung đột cũng như những vấn để liên quan đến chúng, mâu thuẫn có thể được giải quyết tốt thông qua thảo luận, đối thoại hơn là tranh chấp nóng nảy, cần phải bình tĩnh, không thiên vị. Sử dụng kỹ năng lắng, kỹ năng giao tiếp nghe để có thể hiểu được những quan điểm của người có quyền lợi đối lập, từ đó xác định chính xác nguyên nhân của xung đột. Bước 2: Xác định nút thắt của xung đột Cần phải làm nổi bật lợi ích, nhu cầu cũng như điều mà các bên trong xung đột lo lắng bằng cách hỏi những người xung quanh về vấn đề mà họ đang phải đối mặt, bảo đảm tôn trọng những ý kiến đóng góp, mong muốn của các bên trong việc giải quyết chúng. Cố gắng hiểu động lực và mục đích các bên, cũng như hành động tiếp theo cần làm xem sẽ ảnh hưởng đến các bên như thế nào. Phải luôn đặt ra những câu hỏi như: Hành động của các bên xung đột sẽ có tác dụng như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng đến các bên ra sao? Nó có cản trở công việc, cuộc sống của họ không?... Và phải luôn nhắc các bên xung đột cố gắng kìm chế những tình cảm cá nhân, đặt mình vào tình huống của bên đối lập khi giải quyết vấn đề, tìm ra được nút thắt của xung đột.
- Lắng nghe và hiểu được những quan điểm của bên đối lập.
- Nhận dạng vấn đề rõ ràng và chính xác.
- Phân biệt những luồng tư tưởng trong chính bản thân mình. Bước 3: Kiểm định lại vấn đề Giống như bước trên, cần phải lần lượt nhìn lại những gì đã được xác định và hãy kiểm định xem chúng có thật sự chính xác chưa? Vẫn là việc kiểm tra lại xem hướng mà bạn lựa chọn đúng hay chưa? Sự phân biệt các dạng xung đột khác nhau sẽ dẫn tới việc chọn ra hướng giải quyết khác nhau theo nút thắt đã tìm ra. Bước 4: Phát thảo hướng giải quyết có thể có
Hòa giải viên được phân công hòa giải cần chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung vụ việc, thu thập thông tin, chứng cứ, nắm bắt hoàn cảnh, nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, tác động của mâu thuẫn, tranh chấp đối với các bên thông qua các biện pháp sau đây:
- Gặp gỡ, trao đổi riêng với từng bên tranh chấp (thường ở nhà riêng của từng bên) và phải bảo đảm gặp gỡ, trao đổi được với tất cả các bên tranh chấp; cần có cách nhìn khách quan, tránh phiến diện, thiên lệch trong quá trình hòa giải vụ, việc.
- Gặp gỡ, trao đổi với những người khác có liên quan nhằm mục đích hiểu rõ hơn về vụ việc; lợi ích, mong muốn của các bên, lợi ích cốt lõi để xem lợi ích nào có thể chấp nhận được. * Lưu ý: Trường hợp các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau thì tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố đó phối hợp thực hiện việc hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp thực hiện để có kết quả tốt.
- Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với các bên tranh chấp và những người có liên quan, hòa giải viên cần phải đề nghị được cung cấp các tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng đó.
- Trong trường hợp các bên đang xung đột gay gắt, căng thẳng, hòa giải viên cần can thiệp kịp thời, khuyên giải các bên bình tĩnh, cùng đối thoại, không để “việc bé xé ra to”, tránh kéo dài tình trạng cãi cọ qua lại, bàn tán, xúi giục, kích động, dẫn đến hành vi bạo lực. Nếu thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng, hòa giải viên thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa hoặc báo trực tiếp công an, chính quyền xã để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 1.2. Tìm hiểu các quy định pháp luật vận dụng trong quá trình hòa giải và khả năng đáp ứng lợi ích của mỗi bên, nhất là các lợi ích cốt lõi Với các thông tin mà hòa giải viên đã thu thập được, hòa giải viên đọc tài liệu pháp luật liên quan, thảo luận với nhau để tìm ra các điều khoản thích hợp áp dụng cho vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn. Đối chiếu quy định pháp luật với lợi ích, mong muốn của các bên để dự kiến giải pháp tốt nhất có thể gợi ý cho các bên về giải
quyết mâu thuẫn, tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể tham khảo ý kiến của những người có trình độ pháp lý (công chức cấp xã, luật gia, luật sư…). Đối với vụ việc có thể vận dụng quy định pháp luật một cách rõ ràng, thì căn cứ trên quy định của pháp luật, hòa giải viên phân tích, thuyết phục các bên. Các bên tranh chấp có thể không cần gặp nhau trực tiếp, mà thống nhất với nhau phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thông qua hòa giải viên (hòa giải viên gợi ý giải pháp, hai bên nhất trí với giải pháp đó hoặc một bên tranh chấp đưa ra giải pháp, bên tranh chấp còn lại đồng ý khi hòa giải viên đề cập đến giải pháp này). Quá trình hòa giải lúc này là hoàn thành và hòa giải viên cần khẳng định lại thỏa thuận đạt được và việc thực hiện thỏa thuận, cũng như chuyển đến Bước 3 - Sau khi hòa giải.
2. Bước 2: Tiến hành hòa giải 2.1. Thành phần tham dự buổi hòa giải Thành phần tham dự buổi hòa giải gồm có:
- Hòa giải viên;
- Các bên tranh chấp, mâu thuẫn; trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia buổi hòa giải để nhìn nhận vụ việc toàn diện, khách quan hơn, giúp cho việc hòa giải được thuận lợi. Việc gặp gỡ trong hoà giải phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hoà giải viên đối với các bên tranh chấp;
- Để cuộc hòa giải đạt hiệu quả, hòa giải viên có thể mời người khác tham gia hòa giải, đó là những người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội. Ví dụ như luật gia, luật sư (việc huy động những người này đặc biệt có hiệu quả đối với các địa bàn đô thị, tranh chấp xảy ra thường phức tạp, giá trị lớn, trình độ dân trí cao hơn khu vực nông thôn); già làng, trưởng bản (tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản là những người có uy tín cao, được kính trọng trong cộng đồng, tiếng nói của họ rất có giá trị, vì vậy sự tham gia của họ vào quá trình hòa giải là một yếu tố dẫn đến thành công), chức sắc tôn giáo (khi các bên hoặc một trong các bên tranh chấp là người theo đạo, thì việc tham gia hòa giải của chức sắc tôn giáo sẽ mang lại hiệu quả thiết thực), người biết rõ vụ việc; đại diện của cơ quan, tổ chức liên quan (ví dụ: hòa giải tranh chấp đất đai, có thể mời công chức địa chính, công chức tư pháp ở xã, phường, thị trấn; hòa giải vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa
họ về vấn đề đang tranh chấp, mâu thuẫn; cùng bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất với nhau về phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Trong quá trình các bên thảo luận, đối với những ý kiến đưa ra cách giải quyết bất hợp lý thì hòa giải viên kịp thời phân tích, thẳng thắn chỉ cho họ biết yêu cầu của họ đưa ra là không hợp lý để họ cân nhắc lại. Những nội dung thoả thuận mà trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì hòa giải viên cần phải giải thích để họ thoả thuận lại.
- Sau khi các bên đã thỏa thuận, thống nhất được phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, thì hòa giải viên tổng kết lại những vấn đề các bên đã thỏa thuận để các bên suy nghĩ, cân nhắc, cùng nhau khẳng định lại những thỏa thuận đạt được. Hòa giải viên nhắc nhở, đôn đốc các bên về việc thực hiện thỏa thuận. Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận được một phần những vấn đề có tranh chấp, hòa giải viên tiếp tục thuyết phục các bên bàn bạc, thỏa thuận tiếp. Nếu các bên vẫn không thống nhất được thì hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật đối với những nội dung này.
- Khi các bên đạt được thỏa thuận và thống nhất lập văn bản hòa giải thành, hòa giải viên có thể giúp các bên lập thành văn bản hòa giải thành.
- Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải không thành. 3. Bước 3: Sau khi hòa giải 3.1. Đối với trường hợp hòa giải thành (các bên đạt được thỏa thuận)
- Trường hợp hòa giải thành thì hòa giải viên có trách nhiệm:
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết;
- Hướng dẫn các bên có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Quy định tại Chương XXXIII. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015), cụ thể như sau: Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án: (1) Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. (2) Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
(3) Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận. Đơn yêu cầu phải được gửi đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành và phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;
- Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan. (4) Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba. Đồng thời, kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện.
- Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì hòa giải viên động viên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận. 3.2. Đối với trường hợp hòa giải không thành (các bên không đạt được thỏa thuận)
- Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải.
- Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;
- Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân biệt đối xử…);
- Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;
- Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng). c) Kỹ năng nghe đối tượng trình bày
- Dùng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói; tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái để các bên tranh chấp diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.
- Không phản ứng trước những lời tức giận của các bên, tự kiềm chế, yên lặng lắng nghe, để cho họ trút hết những lời bực bội.
- Kiên trì nghe hết những gì đối tượng nói, không nên cắt ngang lời các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ.
- Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng mà mình tiếp nhận được.
- Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm, cách hiểu về từng vấn đề. d) Các kỹ năng giao tiếp của hòa giải viên Giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết cho việc quản lý và giải quyết các xung đột. Các bên tranh chấp luôn cần phải cảm thấy rằng mọi người lắng nghe và hiểu vấn đề của họ nhằm mục đích hướng đến việc bỏ qua những gì xảy ra trong quá khứ và tập trung vào giải quyết các vấn đề trong tương lai. Một nhiệm vụ chính cho hòa giải viên là nhằm giúp các bên tranh chấp hiểu được nhau. Những gì được nói ra và cách thức nói như thế nào đều cần phải được lắng nghe và quan tâm. Tương tự như vậy, một vấn đề không kém phần quan trọng là các hòa giải viên cần hiểu nhu cầu và quyền lợi thực sự của các bên. Các hòa giải viên không nên giả định rằng họ đã hiểu vấn đề, mà thay vào đó họ cần lắng nghe cẩn thận và đặt ra các câu hỏi để làm rõ được thông tin và quyền lợi.
Trong quá trình giao tiếp, hòa giải viên cần lưu ý về các lý do dẫn đến giao tiếp bị thất bại để phòng tránh như:
- Suy nghĩ và ý kiến của người nói chỉ có họ hiểu được, do đó người nghe phải đoán xem người nói đang có ý nghĩ gì. Cách hiểu của người nghe cũng là cách hiểu của cá nhân người nghe, điều này có nghĩa là không bên nào biết được mình có thể sai.
- Ngôn ngữ thường khác nhau và có những ý nghĩa khác nhau đối với mọi người, đặc biệt nếu họ đến từ những nền văn hóa, các nhóm cộng đồng khác nhau.
- Mọi người thường nói về các vấn đề bề nổi trong khi các vấn đề ẩn chứa bên trong thường được quan tâm hơn.
- Thảo luận cái gì quan trọng nhất với chúng ta là một điều khó khăn. Do vậy, chúng ta thường đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề nhỏ mà không đề cập đến những băn khoăn thực sự ẩn chứa bên trong.
- Người nói có thể không nhận biết được cảm xúc của họ, nhiều người được dạy cách kiềm chế cảm xúc (ví dụ: con trai không được khóc, con gái không được tỏ ra cáu giận...).
- Người nghe bị sao nhãng bởi các suy nghĩ và sự kiện xung quanh họ. Họ nghe thông qua các ý niệm có được từ kinh nghiệm và định kiến, các kinh nghiệm và định kiến này có thể bóp méo vấn đề đã được nói. Chúng ta thường nghe vấn đề chúng ta mong muốn người khác nói. đ) Các rào cản cho việc giao tiếp hiệu quả Trong quá trình giao tiếp, hòa giải viên cần lưu ý một số rào cản làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp sau đây:
- Sự chỉ trích: Tập trung vào các khía cạnh tiêu cực của xung đột gây ra cảm giác tội lỗi và làm giảm sự tự tin của đối tượng giao tiếp. Ví dụ đưa ra sự khẳng định: “Anh rất ích kỷ khi thực hiện việc đó mà không nghĩ đến ai khác”.
- Sự phỏng đoán: Thăm dò các nội dung ẩn giấu hoặc coi như là hiểu động cơ của đối tượng giao tiếp, gây ra sự giận dữ và hủy hoại lòng tin của đối tượng giao tiếp. Ví dụ: “Tôi nghĩ rằng anh đang không kiểm soát được hành động của bản thân vì anh cảm thấy bị bỏ rơi khi gia đình anh không nhắc đến anh khi chia tài sản thừa kế”.
Khi lắng nghe hiệu quả, hòa giải viên chứng tỏ được sự quan tâm của mình đối với vụ việc, giúp các bên cảm thấy hiểu nhau, khuyến khích các bên suy nghĩ về lời nói của họ và xây dựng được lòng tin của các bên đối với hòa giải viên. b) Kỹ năng lắng nghe hiệu quả Để lắng nghe hiệu quả, hòa giải viên cần lưu ý một số kỹ năng sau:
- Duy trì sự vô tư và không nghiêng về một phía;
- Không đồng tình và cũng không phản đối những chia sẻ của các bên;
- Tập trung vào vấn đề các bên trình bày và diễn đạt lại theo cách của riêng bạn;
- Đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để hiểu anh hoặc chị ấy đang nói gì và cảm giác của anh hoặc chị ấy thế nào;
- Không ngắt lời, đưa ra lời khuyên hay gợi ý trong khi bạn đang lắng nghe. c) Những điều cần tránh khi lắng nghe Trong quá trình lắng nghe, hòa giải viên cần tránh những điều sau đây:
- Nghe và phán xét: Chỉ trích, đặt ra những giả định, chỉnh lý, dạy bảo về mặt đạo lý, chất vấn, tranh luận với đối tượng trong khi họ đang trình bày,…;
- Không nên có điệu bộ, cử chỉ (như lắc đầu, cau có mặt mày, nheo mắt…), lời nói tỏ thái độ phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày dài dòng, không logic, khó hiểu hoặc đặt ra nhiều câu hỏi không có liên quan đến vụ việc…;
- Không nên buồn bực hay cáu giận khi các bên có cử chỉ hoặc lời nói làm mình không hài lòng bởi đó là những bức xúc nhất thời của họ. 1.3. Kỹ năng yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc Để thực hiện việc khai thác thông tin, tài liệu về vụ việc, các hòa giải viên chủ yếu sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, tìm hiểu nhận thức và khai thác các vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tranh chấp. Không nên đặt câu hỏi hoặc quá rộng và không tập trung, hoặc quá hẹp và hạn chế, dẫn tới câu trả lời mơ hồ không đúng trọng tâm nội dung cần tìm hiểu. Để sử dụng các câu hỏi hiệu quả, một điều rất quan trọng là hòa giải viên phải hiểu các dạng câu hỏi và cách sử dụng nó một cách hợp lý. Có các loại câu hỏi sau đây: a) Câu hỏi đóng
Các câu hỏi đóng là dạng câu hỏi có đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn, hoặc câu hỏi dưới dạng Có/Không. Các câu hỏi đóng chỉ nhằm mục đích có được các chi tiết cụ thể từ đối tượng, nhưng hình thức của câu hỏi này không cho phép mở rộng các phản hồi hay các thông tin bổ sung. Chúng không tạo ra cơ hội cho việc biểu lộ cảm xúc của người được hỏi hoặc biểu đạt đầy đủ nội dung chính của vấn đề. Dù vậy, các câu hỏi đóng này cũng rất hiệu quả trong việc lấy được các thông tin cụ thể mà hòa giải viên hướng đến. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi đóng:
- “Chị đã báo cáo chính quyền địa phương về hành vi cư xử bạo lực của chồng chị chưa?”
- “Anh ta có thường xuyên hành hung chị không?” - “Anh ta có thường xuyên say xỉn không?” b) Các câu hỏi mở Câu hỏi mở là dạng câu hỏi để cho người trả lời được tự do đưa ra ý kiến của mình, do đó thông tin thu thập được phong phú, đa dạng. Câu hỏi mở giúp duy trì đàm thoại mở, cho phép đối tượng biểu lộ cảm xúc và cung cấp các chi tiết khác liên quan đến trường hợp của họ, cũng như các thông tin phù hợp trong từng ngữ cảnh. Các câu hỏi mở rất hữu ích trong việc đạt được mô tả chung về một tình huống, cho phép thăm dò để hiểu rõ hơn tình hình hoặc suy nghĩ của đối tượng. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi mở:
- “Hằng ngày, anh ấy đối xử với chị như thế nào?”
- “Khi chị tức giận như vậy thì anh ta phản ứng ra sao?”
- “Chị mô tả chuỗi sự việc xảy ra có được không?” c) Các câu hỏi chủ đạo Các câu hỏi chủ đạo (còn gọi là câu hỏi áp đặt) là câu hỏi ép đối tượng đưa ra câu trả lời theo một cách nào đó. Những câu hỏi này gồm những giả định hoặc áp đặt suy nghĩ, cho phép làm tăng cơ hội phản hồi từ đối tượng theo cách nào đó. Câu hỏi này áp đặt quan điểm nhất định trong một tình huống và nếu hòa giải viên không cẩn thận, họ có thể tạo ra phản ứng bất hợp pháp hoặc sự khiêu khích từ phía đối tượng. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi chủ đạo:
- “Anh có thật sự tin lời giải thích của bà ấy không?”
- “Anh từng bao giờ thử tìm cách nói chuyện với ông ấy chưa?”