Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Ngân hàng Thương Mại, Schemes and Mind Maps of Maintenance Engineering

Nói về một số cách vận hành trong Ngân hàng trung ương Mỹ

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 03/20/2024

thu-bui-quynh
thu-bui-quynh 🇻🇳

2 documents

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Giải pháp, khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam hiện nay
Quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn
Saumột năm đầy khó khăn vất vả, chứng kiến và chèo chống sự kiện chưa từng có trong lịch sử, ngành
Ngân hàng bước vào năm 2023 với nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể, tình hình kinh tế thế giới và trong
nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tiếp tục thắt chặt
chính sách tiền tệ (CSTT) để kiểm soát lạm phát, khiến mặt bằng lãi suất trên thế giới tăng cao, cuộc
chiến Nga - Ukraine chưa có hồi kết, sự đổ vỡ của một số ngân hàng ở Mỹ và châu Âu đầu năm. Ở trong
nước thị trường trái phiếu, bất động sản gặp nhiều khó khăn càng đặt áp lực, rủi ro đối với hoạt động
ngân hàng.
Cùng với đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân suy giảm, nợ xấu tăng cao
trong khi yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vẫn được đặt
ra. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng được giao các nhiệm vụ tại Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội
là điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại
hối. Song song với đó, điều hành CSTT đảm bảo có thể giảm lãi suất trong khi phải ổn định tỷ giá, thực
hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đặc biệt, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ để
cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát, tỷ giá và lãi suất, chính sách tiền tệ và tài khoá, giữa tình hình
bên trong và bên ngoài… Theo Thống đốc, đây là yêu cầu vô cùng khó, nhất là khi dư địa chính sách tiền
tệ rất hạn hẹp, thị trường tiền tệ, ngoại hối thường chịu tác động của tâm lý kỳ vọng...
Quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, Ban lãnh đạo NHNN đã xác định các vấn đề, chủ trương lớn,
quan trọng, cốt lõi để chỉ đạo, điều hành. Với sự đồng lòng, quyết tâm của Ban lãnh đạo NHNN, lãnh đạo
các đơn vị, vụ, cục NHNN, các TCTD từ trung ương đến địa phương, toàn thể cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động cùng chung tay thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế mô, thị trường
ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Mặt khác, việc tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nhất là các ngân hàng yếu kém tiếp tục được
triển khai quyết liệt. Việc thúc đẩy dịch vụ số đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho doanh
nghiệp, người dân cũng được chú trọng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ngân hàng cũng tồn tại những khó khăn do nguyên nhân
cả chủ quan lẫn khách quan. Do đó, Hội nghị này được tổ chức nhằm xác định những khó khăn,
vướng mắc, nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp đối với hoạt động ngân hàng thời gian tới để
tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế
Những kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm 2023
6 tháng đầu năm 2023, NHNN đã điều hành CSTT chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, góp
phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng.
Về điều hành lãi suất: Trong bối cảnh mặt bằng lãi suấtthế giới tiếp tục tăng neo ở mức cao, thực
hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay
nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm
04 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm.
Với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm. Đến cuối
tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các
ngân hàng thương mại (NHTM) giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022; các NHTM đã chủ động
điều chỉnh triển khai các chương trình/gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm
khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới.
Về điềuhành tỷ giá: NHNN đã bám sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối
hợp đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định
kinh tế mô. Thtrường ngoại tệ trong nước tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, thanh khoản thị
trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. NHNN mua được ngoại tệ từ
TCTD bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download Ngân hàng Thương Mại and more Schemes and Mind Maps Maintenance Engineering in PDF only on Docsity!

Giải pháp, khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam hiện nay

Quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn Sau một năm đầy khó khăn vất vả, chứng kiến và chèo chống sự kiện chưa từng có trong lịch sử, ngành Ngân hàng bước vào năm 2023 với nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ (CSTT) để kiểm soát lạm phát, khiến mặt bằng lãi suất trên thế giới tăng cao, cuộc chiến Nga - Ukraine chưa có hồi kết, sự đổ vỡ của một số ngân hàng ở Mỹ và châu Âu đầu năm. Ở trong nước thị trường trái phiếu, bất động sản gặp nhiều khó khăn càng đặt áp lực, rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân suy giảm, nợ xấu tăng cao trong khi yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vẫn được đặt ra. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng được giao các nhiệm vụ tại Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội là điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Song song với đó, điều hành CSTT đảm bảo có thể giảm lãi suất trong khi phải ổn định tỷ giá, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đặc biệt, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ để cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát, tỷ giá và lãi suất, chính sách tiền tệ và tài khoá, giữa tình hình bên trong và bên ngoài… Theo Thống đốc, đây là yêu cầu vô cùng khó, nhất là khi dư địa chính sách tiền tệ rất hạn hẹp, thị trường tiền tệ, ngoại hối thường chịu tác động của tâm lý kỳ vọng... Quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, Ban lãnh đạo NHNN đã xác định các vấn đề, chủ trương lớn, quan trọng, cốt lõi để chỉ đạo, điều hành. Với sự đồng lòng, quyết tâm của Ban lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các đơn vị, vụ, cục NHNN, các TCTD từ trung ương đến địa phương, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cùng chung tay thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Mặt khác, việc tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nhất là các ngân hàng yếu kém tiếp tục được triển khai quyết liệt. Việc thúc đẩy dịch vụ số đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp, người dân cũng được chú trọng. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ngân hàng cũng tồn tại những khó khăn do nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Do đó, Hội nghị này được tổ chức nhằm xác định rõ những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp đối với hoạt động ngân hàng thời gian tới để tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Những kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm 2023 6 tháng đầu năm 2023, NHNN đã điều hành CSTT chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng. Về điều hành lãi suất: Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm. Với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm. Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022; các NHTM đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình/gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới. Về điều hành tỷ giá: NHNN đã bám sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường ngoại tệ trong nước và tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. NHNN mua được ngoại tệ từ TCTD bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.

Trong điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm NHNN đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD và chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;... Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp cụ thể nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm

  1. Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP cả nước. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp tục được tăng cường. Trong công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 (Đề án 689). Chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được đẩy mạnh. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, chuyển đổi số ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện. Toàn ngành triển khai tích cực Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030. TTKDTM tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành Kế hoạch năm 2023 của ngành Ngân hàng; tích cực xây dựng phương án, triển khai kết nối, khai thác thông tin dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ CCCD gắn chip, tài khoản định danh điện tử (VNeID) phục vụ dịch vụ công, nghiệp vụ thông tin tín dụng và phòng chống rửa tiền, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ngành Ngân hàng. Đồng thời, NHNN đã phối hợp với Bộ Công an ký kết và đẩy mạnh thực hiện trong toàn ngành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tại Đề án 06, trong đó yêu cầu các TCTD xây dựng kế hoạch chi tiết gắn với thời gian và lộ trình cụ thể. NHNN tiếp tục tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và từng bước áp dụng chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 63/2022/QH15 của Quốc hội, NHNN đã khẩn trương xây dựng dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) với mục tiêu hoàn thiện cơ chế cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém; luật hóa các quy định phù hợp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã được kiểm nghiệm từ thực tiễn qua quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; tăng cường các biện pháp để hạn chế thao túng, chi phối trong hoạt động của TCTD… dự thảo Luật đã được NHNN trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành/trình cấp có thẩm quyền ban hành 02 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư liên quan đến chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và công tác thanh tra, giám sát ngân hàng… Đồng thuận triển khai thực hiện nhiệm vụ ngành Ngân hàng Về hỗ trợ doanh nghiệp người dân phát triển sản xuất kinh doanh, ông Phan Đức Tú - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, thực hiện chỉ đạo điều hành của Chính phủ và NHNN, trong 6 tháng đầu năm BIDV đã đưa ra các giải pháp: Thứ nhất, chúng tôi rà soát thủ tục cấp tín dụng, đơn giản hoá và áp dụng công nghệ vào quy trình cấp tín dụng, tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng kỹ thuật số hoá, đặc biệt xây dựng cơ chế cấp tín dụng theo phương thức phương tiện điện tử… Thứ hai, nghiên cứu xây dựng cơ chế chương trình riêng cho từng đối tượng khách hàng, triển khai kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Thứ ba, thu hút các nguồn vốn quốc tế cho tín dụng xanh, tiếp tục tiết giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay (cả cho vay mới và vay cũ),

dụng của Agribank đến năm 2024. Dự kiến năm 2025, Agribank cần được Nhà nước cấp bổ sung thêm vốn điều lệ. Cũng theo Chủ tịch Agribank, trong thời gian chống chọi với Covid-19, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của nhiều nền kinh tế lớn, chính sách cấm vận, cạnh tranh chiến lược kéo dài, đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, sức cầu cả trong nước và quốc tế giảm thấp, hàng tồn kho tăng cao, quan hệ kinh tế, thương mại suy giảm nghiêm trọng. Chủ tịch Agribank nêu quan điểm: “Trong điều kiện hiện nay, chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt phải khơi thông được giải ngân đầu tư công, qua đó sẽ góp phần tăng nguồn lực cho nền kinh tế, nâng sức cầu trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Về tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tăng khả năng tiếp cận tín dụng, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) cho rằng các Thông tư 02, Thông tư 03, Nghị định liên quan đến trái phiếu, gần đây nhất là các quy định về việc nới lỏng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng lên tới 14-15%… đã gỡ khó cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng. Điều này giúp chúng ta hi vọng sẽ có những chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong thời gian tới. Ông Vinh cho biết, VPBank rất hưởng ứng các chỉ đạo của NHNN, nếu so sánh với đỉnh cao của thanh khoản vào cuối năm ngoái và đầu năm nay lãi suất huy động lên tới 10% thì đến nay đã giảm, ngân hàng cũng chấp nhận giảm lợi nhuận của mình để phấn đấu giải lãi suất cho vay “Cũng như các ngân hàng khác, VPBank cũng đang tiếp tục triển khai các điều kiện để tăng thêm mức tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, nền kinh tế nói chung. Ông Vinh cho rằng, ngoài nỗ lực của ngành Ngân hàng, cần sự chung tay của nhiều bộ, ngành nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để nâng cao sức khỏe cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng được các yêu cầu cấp tín dụng. Xây dựng chính sách bảo vệ nhà đầu tư, quyền và lợi ích của ngân hàng, đồng thời bảo vệ tổ chức, cá nhân trong mối quan hệ về đầu tư, củng cố hoạt động lành mạnh của ngân hàng…”

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?

leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV571430&rightWidth

=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=35073357296661023#%40%3F_afrLoop

%3D35073357296661023%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName

%3DSBV571430%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter

%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dn8cottkk3_