








Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
luật dân sự tóm tắt và hệ thống luật 2023
Typology: Schemes and Mind Maps
1 / 14
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Bài 1:
Ông A có 2 người con là B và C. Anh B có vợ là chị D có 2 người con là E và F. Anh C có vợ là chị P có con là Q. Biết mình bị bệnh hiểm ngèo nên anh B đã lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho 2 người con. Ngày 01/01/2010, anh B chết. Ngày 01/01/2011, anh C bị tai nạn chết. Buồn rầu trước cái chết của 2 người con, ngày 01/7/2012 ông A lâm bệnh và chết. Anh (chị) hãy chia thừa kế trong các trường hợp trên, biết rằng:
Bài giải:
A
*** Chia thừa kế di sản của anh B:**
Tài sản của B và D là 240 triệu đồng => Di sản của anh B: 240/2 = 120 triệu đồng.
Do anh B có để lại di chúc, nên nếu chia thừa kế theo di chúc thì:
E = F = 120/2 = 60 triệu đồng
Giả sử, trong trường hợp anh B không để lại di chúc thì di sản của anh B được chia theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
A = D = E = F = 120/4 = 30 triệu đồng
2/3 của một suất thừa kế theo pháp lật là: 2/3 x 30 = 20 triệu đồng.
Mặc dù không được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật, cụ thể:
A = D = 20 triệu đồng
(Lưu ý, do E và F được chia toàn bộ tài sản theo di chúc nên mặc dù tình huống không nêu rõ E và F có là con chưa thành niên hay không thì không quan trọng và không ảnh hưởng gì đến kết quả chia thừa kế).
Những người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ phải trích lại để đảm bảo A = D = 20 triệu đồng. Do đó, phần còn lại được chia cho E và F theo nguyện vọng của di chúc là:
E = F = (120 – 2 x 20)/2 = 40 triệu đồng
Vậy A = D = 20 triệu đồng, E = F = 40 triệu đồng
*** Chia thừa kế di sản của anh C:**
Tài sản của C và P là 60 triệu đồng => Di sản của anh C: 60/2 = 30 triệu đồng.
Do C không để lại di chúc nên di sản của C được chia theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
A = P = Q = 30/3 = 10 triệu đồng
*** Chia thừa kế di sản của ông A:**
Di sản của ông A: 90 triệu + 20 triệu (nhận thừa kế của B) + 10 triệu (nhận thừa kế của C) = 120 triệu đồng.
Do A không để lại di chúc nên di sản của A được chia theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 2 (do hàng thừa kế thứ 1 không còn ai) theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015:
E = F = Q = 120/3 = 40 triệu đồng
Bài 2:
Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con là C và D. Anh C có vợ là chị H, có 2 người con là P và Q. Anh D có vợ là M. Để tránh tranh chấp sau này, ông A đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho 2 người con là C và D. Ngày 01/02/2012, anh C chết do tai nạn giao thông. Ngày 01/12/2013, ông A chết. Anh (chị) hãy chia thừa kế trường hợp trên, biết rằng:
Bài giải:
A+B
(P+Q) = 1/5 x 70 = 14 triệu đồng VN
Vậy: B = 20 triệu đồng VN; D = 56 triệu đồng VN; (P+Q) = 14 triệu đồng VN
Bài 3 (tương ứng Bài 4 của Thầy):
Ông A và bà B là vợ chồng, có ba người con là X, Y và Z. X sinh năm 1990, Y sinh năm 1993, Z sinh năm 1998. Lúc còn sống ông A có lập di chúc cho Y hưởng 1/3 di sản, Z hưởng 1/3 di sản của mình. Năm 2014, ông qua đời do bệnh nặng. Sau khi ông chết, anh X yêu cầu chia thừa kế. Anh chị hãy giải quyết việc thừa kế di sản trong tình huống trên, biết rằng:
Bài giải:
A+B
Anh X là con của ông A, là người chết để lại di sản, nên việc anh X yêu cầu chia thừa kế di sản của ông A là phù hợp với quy định của pháp luật. Giải quyết việc thừa kế di sản của ông A như sau:
Tài sản chung của A và B là 800 triệu đồng => Tài sản của ông A: 800/2 = 400 triệu đồng.
Do đó, di sản của ông A: 400 – 40 (trả nợ của ông A cho bà M) = 360 triệu đồng
Ông A có để lại di chúc hợp pháp, nên nếu chia theo di chúc thì:
Y = Z = 1/3 x 360 = 120 triệu đồng
Phần còn lại là (360 – 2 x 120) = 120 triệu đồng sẽ được chia theo pháp luật theo điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS 2015, cụ thể:
Chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 1: B = X = Y = Z = 120/4 = 30 triệu đồng
Do đó, B = X = 30 triệu đồng; Y = Z = 120 + 30 = 150 triệu đồng.
Giả sử, trường hợp ông A không để lại di chúc thì di sản của ông A được chia theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
B = X = Y = Z = 360/4 = 90 triệu đồng
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là 2/3 x 90 = 60 triệu đồng.
Mặc dù không được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, quy định những người sau vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật, cụ thể:
B = Z = 60 triệu đồng
Những người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ phải trích lại để đảm bảo B = 60 triệu đồng. Và lưu ý phần của Z sau khi được chia cũng phải tối thiểu là 60 triệu đồng. Phần còn lại để chia cho X, Y, Z sau khi trích cho B: 360 – 60 = 300 triệu đồng.
Lưu ý, nếu chia theo di chúc ở trên thì X = 30 triệu đồng và Y = Z = 150 triệu đồng, nghĩa là Y = Z và gấp 5 lần X. Do đó, vì lẽ công bằng, phần còn lại được chia cho X, Y và Z vẫn đảm bảo tỉ lệ này:
X = 300/11 = 28 triệu đồng (làm tròn, vả lại X được phần ít nên cho thêm để phần còn lại chia cho Y và Z chẵn)
Y = Z = (300 - 28)/2 = 136 triệu đồng
Vậy: B = 60 triệu đồng; X = 28 triệu đồng; Y = Z = 136 triệu đồng
Bài 4 (tương ứng Bài 5 của Thầy):
Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có ba người con là C (1988), D (1990) và E (1992), nhưng E đã được cho làm con nuôi từ nhỏ. C có vợ H và có con là M. Năm 2009, C chết do tai nạn giao thông. Năm 2012, bà B lập di chúc cho D hưởng toàn bộ tài sản của mình. Năm 2014, bà B chết, ông A lo mai táng cho bà B hết 60 triệu đồng. Sau khi bà B chết thì E yêu cầu chia tài sản của bà B, nhưng D không đồng ý vì cho rằng E đã được cho làm con nuôi người khác nên không được thừa kế di sản của bà B. Vì vậy, tranh chấp đã xảy ra.
a) Theo anh, chị yêu cầu của E có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao (nêu cơ sở pháp lý)?
b) Giả sử yêu cầu của E là đúng, hãy chia di sản thừa kế của bà B. Biết rằng tài sản chung của A và B là 480 triệu, di chúc của bà B hợp pháp và cha, mẹ B đã chết trước B.
Bài giải:
A+B
Bài giải:
Hồng + Đào
Tấn+Bích Tài+Ngọc
Tí Phú Quý
*** Chia thừa kế di sản của anh Tấn:**
Tài sản chung của anh Tấn và chị Bích là 360 triệu => Di sản của anh Tấn: 360/2 = 180 triệu
Do anh Tấn có để lại di chúc, nên nếu chia thừa kế theo di chúc thì:
Bích = Tí = 180/2 = 90 triệu
Giả sử, trường hợp anh Tấn không để lại di chúc thì di sản của anh Tấn được chia theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
Hồng = Đào = Bích = Tí = 180/4 = 45 triệu đồng
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là 2/3 x 45 = 30 triệu đồng.
Mặc dù không được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, quy định những người sau vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật, cụ thể:
Hồng = Đào = Bích = Tí = 30 triệu
Do đó, Bích và Tí là người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ phải trích lại để đảm bảo Hồng = Đào = 30 triệu.
Khi đó: Bích = Tí = (180 – 2x30)/2 = 60 triệu
Vậy: Hồng = Đào = 30 triệu; Bích = Tí = 60 triệu
*** Chia thừa kế di sản của anh Tài:**
Tài sản của anh Tài là 200 triệu => Di sản của anh Tài: 200 triệu
Do anh Tài chết mà không để lại di chúc nên di sản của anh Tài được chia theo pháp luật, với hàng thừa kê thứ 1:
Đào = Ngọc = Phú = Quý = 200/4 = 50 triệu
*** Chia thừa kế di sản của ông Hồng:**
Tài sản của ông Hồng và bà Đào là 1,2 tỷ => Tài sản của ông Hồng: 600 triệu
Di sản của ông Hồng: 600 + 30 (nhận thừa kế từ Tấn) = 630 triệu
Do ông Hồng chết mà không để lại di chúc nên di sản của ông Hồng được chia theo pháp luật, với hàng thừa kê thứ 1:
Đào = Tý (thừa kế thế vị của Tấn) = (Phú + Quý) (thừa kế thế vị của Tài) = 630/3 = 210 triệu
Bài 6 (tương ứng Bài 7 của Thầy):
A và B là vợ chồng, có 3 người con là H, M và N. H kết hôn với L, có hai con là H 1 và H 2. N kết hôn với G, có hai con là N 1 và N 2. Tháng 5/1993, ông A sống chung như vợ chồng với bà F, có con là Q. Trong thời gian chung sống với bà F, ông A và bà F tạo lập được tài sản chung là 400 triệu. Năm 2009, N chết mà không để lại di chúc. Năm 2010, ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho F và Q. Sau khi A và N chết, xảy ra tranh chấp về phân chia di sản trong gia đình.
Anh (chị) hãy giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp trên. Biết rằng:
Bài giải:
A+B A+F
*** Chia thừa kế di sản của N:**
Tài sản chung của N và G là 500 triệu => Di sản của N: 500/2 = 250 triệu
Do N chết mà không để lại di chúc nên di sản của N sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
A = B = G = N 1 = N 2 = 250/5 = 50 triệu
*** Chia thừa kế di sản của ông A:**
Tài sản chung của A và B là 600 triệu => Tài sản của ông A: 600/2 = 300 triệu
Tài sản chung của A và F là 400 triệu => Giả sử phần đóng góp của B và F là như nhau thì phần tài sản này được phân chia cho ông B là: 400/2 = 200 triệu. Do A và
Bài giải:
A
*** Chia thừa kế di sản của chị H:**
Tài sản chung của H và L là 300 triệu => Di sản của H: 300/2 = 150 triệu
Do chị H chết có để lại di chúc nên nếu di sản được chia thừa kế theo di chúc thì:
M = N = 150/2 = 75 triệu
Giả sử, trường hợp chị H chết mà không để lại di chúc thì phần di sản của chị H sẽ được chia theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
A = L = M = N = 150/4 = 37,5 triệu
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là 2/3 x 37,5 = 25 triệu đồng.
Mặc dù không được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, quy định những người sau vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật, cụ thể:
A = L = 25 triệu
(Lưu ý, do M và N được chia toàn bộ tài sản theo di chúc nên mặc dù tình huống không nêu rõ M và N có là con chưa thành niên hay không thì không quan trọng và không ảnh hưởng gì đến kết quả chia thừa kế).
Do đó, M và N là những người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ phải trích lại để đảm bảo A = L = 25 triệu.
Khi đó: M = N = (150 – 2x25)/2 = 50 triệu
*** Chia thừa kế di sản của anh X:**
Tài sản chung của X và Y là 180 triệu => Di sản của X: 180/2 = 90 triệu
Do X chết mà không để lại di chúc nên phần di sản của X sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
A = Y = Z = 90/3 = 30 triệu
*** Chia thừa kế di sản của ông A:**
Tài sản của ông A: 270 + 25 (nhận thừa kế từ chị H) + 30 (nhận thừa kế từ anh X) = 325 triệu => Di sản của A: 325 triệu
Do A chết mà không để lại di chúc nên phần di sản của A sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 2 (vì hàng thừa kế thứ 1 không còn ai):
M = N = Z = 325/3 triệu
Bài 8 (tương ứng Bài 9 của Thầy):
A và B là vợ chồng, có 3 con chung là C, D, E. Năm 1992, ông A chung sống như vợ chồng với bà G và có hai người con chung là H và I.
Năm 2007, bà B chết không để lại di chúc. Năm 2011, ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho C, D, E. Sau khi ông A lập di chúc được một thời gian thì C và D xảy ra tranh chấp về việc hưởng di sản của A, dẫn đến C giết D chết, C bị Tòa kết án về tội giết người và chịu hình phạt tù. Quá đau lòng trước sự việc nên ông A đã qua đời vào năm 2012. Tranh chấp phát sinh về việc chia thừa kế trong tình huống trên.
Hãy chia di sản của A và H trong tình huống trên (kèm theo giải thích và nên cơ sở pháp lý), biết rằng:
Bài giải:
A+B A+G
*** Chia thừa kế di sản của bà B:**
Tài sản chung của A và B là 1,2 tỷ đồng => Tài sản của bà B: 1,2 tỷ/2 = 600 triệu
Tài sản chung của A và G là 600 triệu đồng => Giả sử phần đóng góp của A và G là như nhau thì phần tài sản này được phân chia cho ông A là: 600/2 = 300 triệu. Do A và B là vợ chồng hợp pháp nên xem đây là tài sản của A và B => tài sản của bà B: 300/2 = 150 triệu
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là 2/3 x 375 = 250 triệu.
Mặc dù không được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, quy định những người sau vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật, cụ thể:
Do ông A sống chung với bà G từ năm 1992, có 2 con là H và I, ông mất năm 2012. Vì vậy, thời gian ông sống với bà G là 20 năm, do đó có thể I, cũng có thể cả H là con chưa thành niên. Ở đây giả sử cả H và I là con chưa thành niên, nên:
H = I = 250 triệu
Do đó, C và E là những người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ phải trích lại để đảm bảo H = I = 250 triệu.
Lưu ý, C = 375 triệu; E = 375 + 125 = 500 triệu, nghĩa là E thừa kế giá trị gấp 4/ của C. Vậy C và E được hưởng sẽ trích lại để đảm bảo H = I =250 triệu theo tỉ lệ này. Cụ thể:
Giá trị di sản của ông A còn lại sau khi chia cho H = I = 250 triệu là
1125 – 2x250 = 625 triệu
Do đó, C = 3/7 x 625 = 268 triệu và E = 357 triệu.
Vậy: C = 268 triệu; E = 357 triệu; H = I = 250 triệu.
Bài 9 (tương ứng Bài 10 của Thầy):
A và B là vợ chồng, có 2 người con là C và D. Năm 1995, ông A chung sống như vợ chồng với bà M, có 2 con là P và Q. Mẹ A coi M như con dâu của mình. Năm 2011, ông A lập di chúc để lại 1/2 tài sản của mình cho mẹ, M, P và Q. Sau đó, A chết do bệnh nặng. Mẹ của A và bà M lo mai táng hết 80 triệu đồng.
Anh (chị) hãy chia thừa kế di sản của A trong trường hợp trên, biết rằng:
Bài giải:
A+B A+M
Tài sản chung của A và B trong thời gian sống chung là 480 triệu đồng => Tài sản của A: 480/2 = 240 triệu đồng
Tài sản chung của A và M trong thời gian sống chung là 800 triệu đồng => Giả sử phần đóng góp của A và M là như nhau thì phần tài sản này được phân chia cho ông
A là: 800/2 = 400 triệu. Do A và B là vợ chồng hợp pháp nên xem đây là tài sản của A và B => Tài sản của ông A: 400/2 = 200 triệu
Chi phí mai táng: 80 triệu đồng
=> Di sản của ông A: 240 + 200 – 80 = 360 triệu đồng
Do ông A chết có để lại di chúc nên chia thừa kế theo di chúc:
Mẹ = M = P = Q = 360/(2x4) = 45 triệu đồng
Phần di sản còn lại là 180 triệu đồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
Mẹ = B = C = D = P = Q = 180/6 = 30 triệu
Do đó: Mẹ = P = Q = 45 + 30 = 75 triệu
B = C = D = 30 triệu
Giả sử, trường hợp ông A chết mà không để lại di chúc thì phần di sản của ông A sẽ được chia theo pháp luật, với hàng thừa kế thứ 1:
Mẹ = B = C = D = P = Q = 360/6 = 60 triệu
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là 2/3 x 60 = 40 triệu.
Mặc dù không được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, quy định những người sau vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật, cụ thể:
Tình huống chỉ cho thấy sau năm 2011 ông A chết nhưng không rõ ông A chết năm nào và cũng không có dữ liệu xác định được tuổi của các con để biết là con đã thành niên hay chưa thành niên, nên giả định tại thời điểm ông A chết, các con đã thành niên, khi đó:
Mẹ = B = 40 triệu
Những người được hưởng theo di chúc sẽ phải trích lại trong phần được hưởng của mình để đảm bảo cho bà Mẹ = B = 40 triệu.
Phần di sản của ông A sau khi đảm bảo B = 40 triệu là: 360 – 40 = 320 triệu
Lưu ý, với việc chia theo thừa kế theo di chúc như trên thì:
Mẹ = P = Q = 45 + 30 = 75 triệu B = C = D = 30 triệu Nghĩa là Mẹ = P = Q gấp 2,5 lần C = D
Do đó: phần 320 triệu chia cho Mẹ, P, Q, C và D theo tỉ lệ trên như sau:
C = D = 320/9,5 = 33,7 triệu Mẹ = P = Q = 84,2 triệu