Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Lịch sử Việt Nam - Câu hỏi ôn tập, Study notes of History

Lịch sử Việt Nam - Câu hỏi ôn tập

Typology: Study notes

2022/2023

Uploaded on 04/20/2023

ta-kiet
ta-kiet 🇻🇳

4 documents

1 / 12

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
PHẦN VIỆT NAM
CÂU: Hãy làm sáng tỏ con đường hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.
Để nhà nước Văn Lang ra đời, trước đó đã diễn ra một quá trình phát triển liên tục của
cộng đồng dân cư Việt cổ. Quá trình hình thành nhà nước có thể được quy tụ từ 3 nguyên
nhân chính sau:
- Kinh tế, xã hội: Sự phát triển của các nghề thủ công đã cho phép người Việt cổ sản xuất
được nhiều sản phẩm dư thừa. Chính sự dư thừa về sản phẩm này đã tạo nên xu thể phân
hóa tài sản và phân chia giai tầng trong xã hội, tuy nhiên sự phân chia giai tầng này chưa
có sự cách biệt sâu sắc do chế độ công hữu trong cộng đồng làng xã. Do vậy đây không
phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành nhà nước.
- Yếu tố tự nhiên:
+ Do điều kiện tự nhiên của nước ta là có nhiều sông hồ, nền kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo, phụ thuộc rất lớn vào hoạt động trị thủy - thủy lợi
Trị thủy - thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong xã hội bấy giờ.
+ Vị trí địa lý mang tính chiến lược: Nhu cầu tự vệ, chống lại mối đe dọa từ bên ngoài là
rất cần thiết. Nhu cầu thôn tính lẫn nhau giữa các thị tộc, bộ lạc xuất hiện Nhu cầu
chống chiến tranh.
Do vậy, thủy lợi và chống chiến tranh, tuy không thể tự thân sản sinh ra nhà nước những
là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời sớm hơn của Nhà nước.
CÂU: Phân tích các đặc điểm về tổ chức BMNN thời Ngô-Đinh-Tiền Lê?
- Tổ chức BMNN thời Ngô Đinh Tiền còn khá đơn giản, chưa nhiều quan
chuyên môn nên chưa có tính chuyên môn hóa cao, phạm vi quản lý còn hẹp
-Z Mang nặng tính hành chính quân sự:
+ Quan lại chủ yếu là quan võ.
+ Chức năng chủ yếu là dùng bạo lực, trấn áp để giữ vững chủ quyền và duy trì ổn định
trật tự xã hội
+ Đóng đô ở Hoa Lư là sự lựa chọn ưu tiên cho mục tiêu an ninh, chống lại sự trỗi dậy
của các thế lực cát cứ.9
- Hình thức chính thể là quân chủ tuyệt đối, quyền lực nằm hầu hết trong tay vua.
CÂU: TỔ CHỨC BMNN Nhà Lý:
Tổ chức BMNN nhà Lý đã có những bước phát triển hơn so với thời kỳ trước thể hiện ở:
- các cơ quan chuyên môn tăng lên nhiều;
- tổ chức bộ máy nhà nước quy cũ; đồ sộ;
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Lịch sử Việt Nam - Câu hỏi ôn tập and more Study notes History in PDF only on Docsity!

PHẦN VIỆT NAM

CÂU: Hãy làm sáng tỏ con đường hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Để nhà nước Văn Lang ra đời, trước đó đã diễn ra một quá trình phát triển liên tục của cộng đồng dân cư Việt cổ. Quá trình hình thành nhà nước có thể được quy tụ từ 3 nguyên nhân chính sau:

  • Kinh tế, xã hội: Sự phát triển của các nghề thủ công đã cho phép người Việt cổ sản xuất được nhiều sản phẩm dư thừa. Chính sự dư thừa về sản phẩm này đã tạo nên xu thể phân hóa tài sản và phân chia giai tầng trong xã hội, tuy nhiên sự phân chia giai tầng này chưa có sự cách biệt sâu sắc do chế độ công hữu trong cộng đồng làng xã. Do vậy đây không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành nhà nước.
  • Yếu tố tự nhiên:
  • Do điều kiện tự nhiên của nước ta là có nhiều sông hồ, mà nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo, phụ thuộc rất lớn vào hoạt động trị thủy - thủy lợi → Trị thủy - thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong xã hội bấy giờ.
  • Vị trí địa lý mang tính chiến lược: Nhu cầu tự vệ, chống lại mối đe dọa từ bên ngoài là rất cần thiết. Nhu cầu thôn tính lẫn nhau giữa các thị tộc, bộ lạc xuất hiện → Nhu cầu chống chiến tranh. Do vậy, thủy lợi và chống chiến tranh, tuy không thể tự thân sản sinh ra nhà nước những là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời sớm hơn của Nhà nước. CÂU: Phân tích các đặc điểm về tổ chức BMNN thời Ngô-Đinh-Tiền Lê?
  • Tổ chức BMNN thời Ngô Đinh Tiền Lê còn khá đơn giản, chưa có nhiều cơ quan chuyên môn nên chưa có tính chuyên môn hóa cao, phạm vi quản lý còn hẹp
  • Mang nặng tính hành chính quân sự:
  • Quan lại chủ yếu là quan võ.
  • Chức năng chủ yếu là dùng bạo lực, trấn áp để giữ vững chủ quyền và duy trì ổn định trật tự xã hội
  • Đóng đô ở Hoa Lư là sự lựa chọn ưu tiên cho mục tiêu an ninh, chống lại sự trỗi dậy của các thế lực cát cứ.
  • Hình thức chính thể là quân chủ tuyệt đối, quyền lực nằm hầu hết trong tay vua. CÂU: TỔ CHỨC BMNN Nhà Lý: Tổ chức BMNN nhà Lý đã có những bước phát triển hơn so với thời kỳ trước thể hiện ở:
  • các cơ quan chuyên môn tăng lên nhiều;
  • tổ chức bộ máy nhà nước quy cũ; đồ sộ;
  • hình thứ nhà nước chính thể quân chủ trung ương tập quyền; tức cá nhân lãnh đạo nắm toàn bộ quyền lực và cá nhân đó là VUA
  • Vua đứng đầu nắm toàn bộ quyền lực trong tay (lập pháp, hành pháp, tư pháp); là người duy nhất ban hành pháp luật; là người quyết định việc bổ nhiệm, phong cấp, bãi nhiệm các quan lại trong triều; quân sự vua cũng là người tổng chỉ huy, ngoài ra thì vua còn là người độc quyền sử dụng đất… —> giai đoạn này vua là người có vị trí tối cao nắm giữ vương quyền và thần. quyền
  • tính hành chính nhân sự đã dần được loại bỏ.
  • Dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (đôi tên Thăng Long) đánh dấu sự phát triển lớn mạnh ổn định của nhà nước và sự kiện này cũng thể hiện được việc chú trọng của nhà nước đối sự phát triển của quốc gia Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ và trại. Dưới lộ-trại là phủ-châu; dưới phủ-châu là cấp nào thì không rõ nhưng trong sử sách đề cập tên gọi khá phổ biến đó là hương-xã- sách CÂU: Phân tích các đặc điểm về tổ chức BMNN thời Nguyễn. Tổ chức BMNN nhà Nguyễn đã có những bước phát triển hơn so với thời kỳ trước thể hiện ở: ⁃ Quy định rõ cơ cấu, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, chức danh trong bộ máy nhà nước, tránh chồng chéo công việc. ⁃ Xác lập một cơ chế thanh tra, giám sát hết sức chặt chẽ với nhiều hình thức tạo nên sự ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước. -Xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ từ trung ương đến địa phương, thường xuyên tiến hành việc tinh giản đội ngũ quan lại. -Chính quyền địa phương về cơ bản có 4 cấp: tỉnh, phủ, huyện, xã. Quy định rõ chức năng, thẩm quyền của các quan chức đứng đầu các cấp hành chính ở địa phương. ⁃ Hình thức nhà nước chính thể quân chủ trung ương tập quyền; tức là cá nhân lãnh đạo nắm toàn bộ quyền lực và cá nhân đó là vua. -Bộ máy nhà nước thời Nguyễn được đánh giá là bộ máy có quyền lực mạnh nhất so với các triều đại trước đó với tính gọn nhẹ nhưng hiệu quả cao. CÂU: Tổ chức bộ máy nhà nước Thời Trần: Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ QUÂN CHỦ TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN.
  • Nếu ở trung ương tất cả quyền hành tối cao của BMNN đều tập trung vào vua thì ở địa phương thể hiện rõ chính sách “tản quyền với trung ương”, chính quyền địa phương chia thành các cấp để quản lý và phân chia quyền lực.
  • Mang nặng tính hành chính quân sự, quyền lực của cấp hành chính cao nhất là rất lớn. CÂU: Một hành vi phải thỏa mãn những dấu hiệu gì thì trở thành tội phạm của pháp luật thời Lê sơ?
  • Chủ thể: người đủ tuổi (Điều 16)
  • Khách thể: xâm hại đến quan hệ được pháp luật bảo vệ ( nếu hành vi chưa được quy định trong vbpl thì quan tòa không thể tự ý xử lý, khi xử lý tội phạm phải dẫn đủ “chính văn cách thức của luật lệnh” – Điều 683,722 QTHL)
  • Chủ quan: Có lỗi (người phạm tội phải căn cứ vào lỗi “lầm lỡ hay cố ý” mà xử lý Điều 47, 499)
  • Khách quan: hành vi trái pháp luật CÂU: Phân tích các đặc điểm của Thập ác tội trong QTHL?
  • Thập ác tội là những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến những mối quan hệ có tầm quan trọng đặc biệt trong xã hội phong kiến. Đó là sự bảo vệ địa vị của vua, một số quyền nhân thân của con người và những chuẩn mực đạo đức đã được thừa nhận rộng rãi trong xã hội phong kiến như các mối quan hệ cha–con, chồng– vợ, cha, mẹ-con, quan – dân,...
  • Những người phạm tội thập ác sẽ bị trừng phạt bằng những hình phạt nghiêm khắc nhất (cao nhất là tội tử,giảo,hoặc trảm còn có cả lăng trì). Biện pháp trừng phạt được áp dụng không chỉ khi đã có hành vi phạm tội gây ra hậu quả mà còn cả khi chỉ có ý định mưu phản. Ngoài những hình phạt nghiêm khắc nhất, người phạm tội còn phải chịu những hạn chế bất lợi khác như không được hưởng các chế độ bát nghị (tám trường hợp được miễn giảm khi phạm tội), không được chuộc tội bằng tiền, không được miễn chịu hình phạt khi có dịp đại xá, ân xá của vua hay khi người đó tự thú.
  • Tư tưởng chính trị ảnh hưởng đến pháp luật phong kiến nói chung và nhóm tội Thập ác nói riêng đó là tư tưởng Nho giáo. Ở nước ta, dưới thời Lê, Nho học đang ở trong thời kỳ cực thịnh, lẽ tất nhiên quan niệm của Khổng–Mạnh không thể không có một ảnh hưởng sâu xa đối với pháp luật. Vì vậy nhà làm luật chú trọng đặc biệt đến những điều liên can đến luân lý, đến việc duy trì các thuần phong mĩ tục. Điều này được thể hiện trong nhóm tội Thập ác, các tội thứ 7 đến tội thứ 10 (bất hiếu,bất mục,bất nghĩa,nội loạn) là các tội thuộc về phạm vi luân lí nhưng được xếp ngang hàng với các tội ác chính trị(như tội mưu phản,...). CÂU: Các đặc điểm của Ngũ hình trong pháp luật Lê sơ?
  • Tính phổ biến: Hình phạt không chỉ được áp dụng đối với tội phạm mà còn đối với các hành vi vi phạm trong mọi lĩnh vực như dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân gia đình, luân thường đạo lý,…
  • Tính hà khắc dã man: Xuy là dùng roi đánh, trượng là dùng gậy đánh, đồ là bắt làm việc cho nhà nước, lưu là bắt đi lưu đày, xa quê hương, tử là giết chết, gồm 3 bậc là thắt cổ, chém bêu đầu và lăng trì (xẻo từng miếng thịt rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết, sau đó còn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương). Những hình phạt trong ngũ hình có ưu điểm là có tính răn đe cao, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là rất dã man và tàn bạo. Chính vì sự dã man mà những hình phạt đó đến ngày nay hầu hết bị xóa bỏ hoặc giảm nhẹ đi rất nhiều.
  • Tính nhân đạo ở chừng mực nhất định: tuy những hình phạt trong Ngũ hình có tính hà khắc nhưng vẫn mang tính nhân đạo ở một chừng mực nhất định. Những hình phạt được giảm nhẹ hơn đối với phụ nữ, điều đó thể hiện rằng pháp luật thời Lê rất tôn trọng và bảo vệ phụ nữ. CÂU: Tại sao nói pháp luật nhà Lê sơ có tính chất hình sự hóa các quan hệ dân sự?
  • Hình sự hóa các quan hệ dân sự đó là việc định hướng các quan hệ mang tính dân sự vào khuôn khổ của các quy phạm pháp luật hình sự, đều quy về tội phạm mà không có sự phân biệt về mức độ, hành vi và hậu quả.
  • Ví dụ: Điều 187 QTHL: “Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê, những người mua bán không theo đúng cân, thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng mình để mua bán thì xử tội biếm hoặc tội đồ”.
  • Pháp luật nhà Lê làm vậy để đảm bảo pháp luật đủ sức răn đe, tính nghiêm minh, đảm bảo trật tự xã hội, tránh những thành phần đảo chính lật đổ pháp luật. CÂU: Pháp luật dân sự bảo vệ sự bình đẳng giữa các bên trong giao lưu dân sự?
  • Tính bình đẳng trong giao lưu dân sự là sự bình đẳng, công bằng về lợi ích giữa các bên, giao dịch được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, tình nguyện và không bên nào ép buộc bên nào.
  • Những quy định trong pháp luật thời Lê thể hiện tính bình đẳng trong giao lưu dân sự chẳng hạn như:
  • Dựa trên cơ sở tự nguyện, không bên nào đc ép buộc bên nào. (Điều 355, 638)
  • Dựa trên cơ sở trung thực, không lừa dối. (Điều 187,190)
  • Nhìn chung, pháp luật thời Lê trong lĩnh vực dân sự là giai đoạn phát triển nhất trong quá trình lập pháp thời phong kiến và đã mang lại rất nhiều giá trị để pháp luật sau này kế thừa và phát huy. CÂU: Phân tích cải cách của Vua Lê Thánh Tông đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương: 1466, Lê Thánh Tông thực hiện cải cách, xóa bỏ 5 đạo và 24 lộ có từ thời Trần. Đến 1490, cả nước gồm: 13 thừa tuyên đạo dưới đó có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 6851 xã. 1/ Cấp đạo:

họ hàng, thông gia để kết bè kéo bánh, nắm giữ các chức vụ quan trọng ở làng xã, tạo những thế lực chính trị khống chế nông thôn.

  • Bộ máy hành chính ở xã gồm: xã trưởng (xã chính), xã xử, xã tư (xã phó). NHẬN XÉT: Vua chú trọng cải cách nhằm giúp chính quyền địa phương quản lí hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sự tập trung quyền lực vào trung ương. Trong đó, hai cấp là cấp là cấp đạo (cấp cai nhất) và cấp xã (cấp gần dân nhất) được Vua Lê Thánh Tông đặt ra nhiều chính sách cải cách.
  • Cấp đạo, Vua thực hiện biện pháp "tản quyền" để hạn chế quyền lực quá lớn của cấp đạo ở giau đoạn trước. Ngoài ra, cấp đạo cũng bị vua giám sát chặt chẽ.
  • Chính quyền địa phương được tổ chức gần dân hơn.
  • Thừa nhận tính "tự quản" địa phương, nhất là ở cấp xã. Sự phân cấp này nhằm bảo đảm dễ quản lý và ngăn ngừa sự cát cứ. Sự phân chia chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông nhằm thu hẹp quyền hành của chính quyền địa phương và tăng sự lệ thuộc vào chính quyền trung ương. CÂU: Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự nhà Lê sơ?Tính giai cấp:
  • Nguyên tắc chiếu cố theo địa vị xã hội: Đối với 8 hạng người này khi xét xử, quan tòa phải xem xét để giảm tội cho họ. Điều 3 gồm: Nghị thân, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị công, nghị quý, nghị cần và nghị tân, trừ khi phạm vào tội thập ác.
  • Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể:
  • Nhà Lê sơ đã đặt vấn đề về đồng phạm. Điều 35 BLHĐ: "Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng (ăn theo)được giảm một bậc. Nếu tất cả những người trong nhà cùng phạm tội thì chủ bắt tội người tôn trưởng". Điều 469:" Đồng mưu đánh người bị thương thì kẻ nào đánh nhiều đòn nặng là thủ phạm; người tòng phạm thì được giảm một bậc..."  Tính xã hội:
  • Nguyên tắc vô luật bất bình:
  • Thứ nhất, mọi hành vi phạm tội phải được xử lí nhanh chóng. Khi có lệnh bắt tội phạm thì người có thẩm quyền ngay lập tức triển khai lệnh bắt người; không được chần chừ. Trong thời hạn 30 ngày phải bắt người phạm tội; nếu quá hạn mà chưa bắt được phải báo cấp có thẩm quyền để tìm biện pháp cải quyết. (Điều 645 BLHĐ).
  • Thứ hai, khi xét xử để phán quyết một người là tội phạm thì quan tòa phải căn cứ vào Bộ luật do Vua ban hành. Một người chỉ bị coi là thực hiện tội phạm khi bộ luật có quy định về tội danh đó. CSPL: Điều 683, Điều 685, Điều 722 (QTHL).
  • Nguyên tắc chiếu cố:
  • Chiếu cố vì địa vị xã hội: theo đó có 8 hạng người khi xét xử, quan tòa phải xem xét để giảm tội cho họ. Điều 3,4,5,6 (QTHL). Điều 3 gồm: Nghị thân, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị công, nghị quý, nghị cần và nghị tân, trừ khi phạm vào tội thập ác.
  • Chiếu cố vì lí do già cả, tàn tật, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai, nuôi con còn nhỏ: Điều 16: Người từ 15 tuổi trở xuống hoặc từ 70 tuổi trở lên để cùng những người bị phế tật phạm tội được dùng tiền để chuột ( trừ khi phạm vào nhóm tội thập ác sẽ do nhà vua quyết định). Điều 17, còn áp dụng theo hướng có lợi cho người phạm tội. Nếu khi phạm tội chưa đến 15 tuổi nhưng khi quá 15 tuổi mới phát hiện hoặc phạm tội lúc chưa đến 70 tuổi nhưng sau đó (quá 70 tuổi) mới phát hiện thì vẫn cho phép dùng tiền để chuột tội và áp dụng theo luật còn lúc nhỏ hoặc lúc già để định tội.
  • Chiếu cố căn cứ vào lỗi:
  • Đối với người vô ý phạm tội: Điều 47 và 449. Hành vi phạm tội do sơ suất, lầm lỡ và không mong muốn hoặc lường trước hậu quả sẽ xảy ra được coi là lỗi vô ý, ngược lại là cố ý. Điều 49, theo đó tha cho người lầm lỡ không bắt tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ.
  • Chiếu cố, giảm tội cho con cháu chịu tội thay ông bà; tội phạm ra đầu thú, tự thú; không thi hành án đối với phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 100 ngày tuổi (Điều 680). 14. Hợp đồng cần phải tuân thủ những điều kiện nào? (trong bộ luật Hồng Đức).
  • Điều kiện hợp đồng (khế ước):

chung của xã hội. Chính vì vậy mà nhà làm luật rất quan tâm và quy định rất cụ thể về vấn đề thừa kế.

  • Sự thể hiện nhóm bình đẳng này:
  • Thứ nhất, di sản thừa kế:
  • Phu gia điền sản (tức ruộng đất, tài sản cha mẹ chồng cho) và thê gia điền sản (là tài sản mà cha mẹ vợ cho). Về nguyên tắc đây là tài sản riêng của hai người.
  • Tân tạo điền sản: là tài sản do vợ chồng cùng tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc, đây là tài sản chung nên khi chết tài sản này mặc định chia làm đôi, mỗi người một nửa và một nửa của người chết được xem là di sản để đem chia. Như vậy, tài sản của người chết theo pháp luật nhà Lê gồm: tài sản riêng của người chết (phu gia hoặc thê gia điền sản) và một nửa tài sản của người chết trong khối tàu sản chung (tân tạo điền sản). CSPL: 374,375,376,...QTHL. -Thứ hai, điều kiện hưởng thừa kế:
  • Người thừa kế phải còn sống từ khi mở thừa kế (Điều 388).
  • Người thừa kế không thuộc các trường hợp bị truất quyền thừa kế, gồm: truất quyền thừa kế trong di chúc (Điều 354) và truất quyền thừa kế theo luật định (Điều 354).
  • Thứ ba, Hình thức chia thừa kế: MỘT LÀ, thừa kế theo di chúc:
  • Điều 388 thừa nhận hai hình thức di chúc là miệng (mệnh lệnh của cha mẹ) và chúc thư (tức là di chúc viết). Điều 388: Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì cùng chia nhau. Phần con của vợ lẻ, nàng hầu thì phải kém. Nếu đã có mệnh lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình. Di chúc miệng: theo Điều 388 BLHĐ, nếu có mệnh lệnh của cha mẹ (di chúc miệng) hoặc chúc thư (di chúc viết tay hay di chúc bằng văn bản) thì phải theo đúng. Vi phạm sẽ bị mất phần thừa kế. Nhà làm luật không quy định rõ các điều kiện, thủ tục để di chúc miệng có hiểu lực, như thời đểm lập, người làm chứng. Di chúc thư: phải được lập theo mẫu quy đinh trong Quốc triều thư khế thể thức. HAI LÀ, thừa kế không theo di chúc (theo pháp luật):
  • Các Điều 375, 375, 377,... của BLHĐ, nhà làm luật đã dự liệu những trường hợp thừa kế không có di chúc.
  • Pháp luật về thừa kế thời Lê không quy định về các nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật mà liệt kê cụ thể các trường hợp được chia thừa kế khi không có di chúc.
  • Nhận xét: Các quy định về thừa kế theo PL đã chứng tỏ thừa nhận tính chất bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và chồng (khi vợ được quyền sở hữu tài sản riêng và cùng chồng đồng sở hữu khối tài sản chung, được quyền hưởng tài sản của chồng); giữa con trai và con gái ("anh em tự chia nhau" nếu không có di chúc mà không cần phân biệt con trai hay con gái). Pháp luật thừa kế đã bảo lưu truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, về quy định về dùng tài sản vào việc hương hỏa và thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ thừa kế. CÂU: Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà Vua giai đoạn trước cải cách của vua Lê Thánh Tông. Việc thực hiện quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương chưa thực sự tập trung tuyệt đối vào tay vua bởi các lý do: Quyền lực của quan lại: Tồn tại các đội ngũ, cơ quan trung gian là tể tướng, quan đại thần, cơ quan cố vấn, đây là cơ quan trung gian giữa nhà vua và các cơ quan phía dưới. Ở thời kỳ đầu Lê sơ, quyền lực chưa thực sự tập trung tuyệt đối vào tay vua và nó bị chia sẻ cho các cơ quan bên dưới là quan đại thần, tể tướng, cơ quan cố vấn. Bên cạnh đó quyền lực còn bị phân tán bởi thế lực quý tộc hoàng tộc, do đội ngũ quý tộc nắm những chức quan, quan đại thần quan trọng nhất. Cơ chế kiềm chế đối trọng: Khuyết thiếu mối quan hệ giám sát lẫn nhau giữa các bộ, khoa, tự, giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới. Phạm vi hoạt động của bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước không có quyền lực tuyệt đối, các địa phương có xu hướng “thoán quyền” do hoàn cảnh ra đời của nhà Lê sơ là chiến tranh sau khi giành độc lập sau hơn 20 năm thuộc nhà Minh, các địa phương có xu hướng tự trị, các vua đầu chưa có biện pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng cát cứ, rời xa trung ương nguy hiểm. CÂU: Phân tích cải cách của vua Lê Thánh Tông đối với cơ quan then chốt ở trung ương. Cải cách đối với quan đại thần: Bỏ chức danh tể tướng; giảm số lượng, quyền lực quan đại thần. Từ đó vua có tập trung tuyệt đối quyền lực lập pháp, hành pháp, lập pháp do bãi bỏ các cơ quan làm nhiệm vụ trung gian. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động hành pháp, lập pháp, tư pháp.
  • Cải cách đối với cơ quan văn phòng: Để lo toan công việc sự vụ hàng ngày cho nhà vua, Lê Thánh Tông đã tổ chức ra những cơ quan giúp việc mà ngày nay gọi là văn phòng gồm: