Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

ky nang hoc tap cho sinh vien, Summaries of Logic

ky nang hoc tap hieu qua cho sinh vien

Typology: Summaries

2019/2020

Uploaded on 03/06/2022

hieu-tran-13
hieu-tran-13 🇻🇳

4.8

(5)

3 documents

1 / 28

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
TRƯNG ĐẠI HC THY LI
KHOA KINH T VÀ QUẢN LÝ
B MÔN PHÁT TRIỂN K NĂNG
BÀI GIẢNG
K NĂNG HC TP ĐẠI HC
HÀ NI, 2020
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c

Partial preview of the text

Download ky nang hoc tap cho sinh vien and more Summaries Logic in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI GIẢNG

KỸ NĂNG HỌC TẬP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2020

MỤC LỤC

  • Chương 1. Kỹ năng học tập ở đại học
  • 1.1. Khái quát về dạy và học ở đại học
    • 1.1.1. Mục tiêu của học đại học
    • 1.1.2. Khối lượng kiến thức tích lũy ở đại học
    • 1.1.3. Môi trường học tập khác biệt bậc đại học
    • 1.1.4. Những khó khăn của sinh viên khi học đại học
    • 1.1.5. Học tập theo phương pháp POWER
  • 1.2. Các kỹ năng học tập ở đại học
    • 1.2.1. Kỹ năng nghe giảng
    • 1.2.2. Kỹ năng ghi chép
    • 1.2.3. Kỹ năng tìm kiếm và đọc tài liệu
    • 1.2.4. Kỹ năng học tập nhóm
    • 1.2.5. Kỹ năng ôn tập và làm bài thi

này. Phân tích sau đây cho thấy sự khác biệt giữa trung học phổ thông và đại học được cụ thể trên các khía cạnh như:^1 Tiêu chí Trung học phổ thông Đại học Nhận thức về mục tiêu Học để thi điểm cao, đỗ đại học Học để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, có cuộc sống tốt đẹp hơn Khối lượng kiến thức Cung cấp từ giáo viên Sinh viên tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau Môi trường học tập Cố định trong một lớp Đa dạng Mức độ giám sát Rất cao Hầu như sinh viên phải tự kiểm soát Bằng cấp không phải là yếu tố duy nhất đảm bảo cho chúng ta có việc làm mà tri thức và kĩ năng mới là yếu tố then chốt mở ra cánh cửa việc làm. Có được việc làm tốt chỉ là bắt đầu, nhưng duy trì và thăng tiến trong nghề nghiệp mới là mục đích tối thượng. Do đó, sinh viên phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn và phát triển những kĩ năng cần thiết để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện nay. 1.1.1. Mục tiêu của học đại học Các nghiên cứu ở Anh Quốc, Úc và Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, động lực lớn nhất thôi thúc học sinh theo đuổi một khóa học ở bậc đại học là để nhận một tấm bằng có thể giúp họ kiếm được những công việc tốt. Điều này có lẽ cũng đúng khi xét tới động lực học đại học của các sinh viên Việt Nam. Thực tế trong công việc, chúng ta chỉ dùng đến một phần nhỏ kiến thức đã học ở trường. Bởi có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm những công việc không liên quan trực tiếp tới chuyên ngành mà họ học nhưng vẫn thành công. Kể cả khi chúng ta làm những công việc có liên quan tới chuyên ngành cũng phải học hỏi thêm nhiều từ (^1) Nguyễn Đông Triều. Kỹ năng học tập bậc đại học. Tài liệu môn học kỹ năng mềm (Lưu hành nội bộ). Trường Đại học Văn Hiến. Trang web: https://viendoanhtri.vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/viendoanhtri/VHIE_Ky- nang-hoc-dai-hoc.pdf

công việc hiện tại. Điều này cho thấy, dù làm bất kỳ công việc gì, chúng ta cũng luôn phải học hỏi thêm để thạo việc, từ đó mới có được thành công. Hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cổ phần hóa, với sự xuất hiện của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, họ luôn tìm kiếm và sẵn sàng trả lương cao cho những người có kinh nghiệm và năng lực làm việc thật sự. Điều đó chứng tỏ rằng, những người có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mới được các tổ chức/doanh nghiệp/công ty tuyển dụng và có thu nhập xứng đáng với công lao họ bỏ ra. Vì vậy, muốn thành công trên giảng đường đại học, chúng ta cần dành thời gian cho việc học. Chúng ta phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học. Hiểu rõ lý do tại sao chúng ta thi vào trường đại học. Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể phù hợp với khả năng của bản thân và biết mình sẽ phải làm gì để thực hiện được những mục tiêu đó. Một trong những mô hình để giúp sinh viên xây dựng mục tiêu học tập của mình là ASK. Đây là mô hình cho chúng ta thấy được yêu cầu về thái độ, kỹ năng, kiến thức của ngành nghề mình đang theo đuổi. ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges). Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK, với ba nhóm năng lực chính bao gồm:

  • Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm
  • Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác
  • Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy Thái độ: là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm. Sinh viên cần rèn luyện những thái độ sau tại trường đại học:
  • Tinh thần ham học hỏi, coi việc học là việc suốt đời
  • Chịu trách nhiệm cho những sai lầm cá nhân
  • Có trách nhiệm với công việc

Như vậy, trường đại học không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn là dạy phương pháp tư duy trong học tập để chúng ta tự cập nhật và nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Một khởi đầu tốt cùng với năng lực và sự nỗ lực sẽ dẫn chúng ta đến với thành công. 1.1.2. Khối lượng kiến thức tích lũy ở đại học

- Khối lượng kiến thức lớn: Ở bậc đại học, khối lượng kiến thức tăng lên một cách đáng kể so với ở bậc trung học phổ thông. Ví dụ, ở bậc trung học phổ thông, một môn học sẽ kéo dài trong một năm, khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở bậc đại học, một môn học chỉ kéo dài trung bình từ 9 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng), 1 buổi học khoảng 1 chương (mỗi chương khoảng 20- 30 trang). Rõ ràng sự tăng lên về khối lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc. Vì vậy, tân sinh viên cần chủ động tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi và khác biệt này.

  • Đa dạng kiến thức: Học ở đại học không chỉ có sự khác biệt về khối lượng kiến thức, mà còn có sự đa dạng kiến thức so với bậc phổ thông. Bậc đại học có nhiều loại kiến thức khác nhau, từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Rõ ràng, sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc học, học càng cao thì kiến thức càng đa dạng. Đầu tiên là các loại tài liệu liên quan đến môn học, học đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, đồng thời chủ động tìm kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng. Ví dụ: sinh viên ngành Sư phạm thì cần phải chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp (có thể là dạy thêm), sinh viên ngành Kinh tế thì cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh doanh, buôn bán. Đây là những điều mà học ở bậc trung học phổ thông không thể có. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học ở bậc trung học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp thì học đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực tập… Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả học tập tốt nhất.
  • Cường độ học tập: Đi cùng với việc khối lượng kiến thức tăng lên, kiến thức đa dạng hơn thì chắc chắn cường độ học tập của sinh viên cũng phải tăng lên. Thời gian học một môn kéo dài hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn và nhiều hơn. Đồng thời, sinh viên cũng cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tiếp thu nhiều loại kiến thức hơn. Học đại học, chúng ta cũng sẽ phải tư duy nhiều hơn với các hoạt động tập thể, nhóm, hay thuyết trình…. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cũng khiến cường độ học tập của sinh viên tăng lên đáng kể. 1.1.3. Môi trường học tập khác biệt bậc đại học Học đại học là một trải nghiệm để phát triển bản thân đối với mỗi sinh viên. Ở bậc học trung học phổ thông, kiến thức đã được chuẩn hóa và mang tính bắt buộc cần phổ biến đại trà, tất cả các học sinh đều phải học một chương trình như nhau. Giai đoạn này, học sinh được bao bọc trong sự quan tâm, thúc giục học tập của gia đình, nhà trường và bạn bè. Khi lên đại học và cao đẳng, đa số các tân sinh viên đều phải rời xa gia đình và bạn bè cũ đến với các thầy cô, bạn bè và ngôi nhà mới để lĩnh hội kiến thức trở thành người chúng ta mơ ước. Trong môi trường mới này, không ai ép buộc, thúc giục chúng ta học và bản thân mỗi sinh viên luôn phải tự tổ chức cho việc học của mình. Tự học là yếu tố khác biệt quan trọng nhất giữa học phổ thông và học đại học; nó cũng là điểm quan trọng quyết định kết quả của học đại học. Khi học đại học, chúng ta có thể tự lựa chọn đăng ký lịch học theo thời gian biểu riêng của mình, đồng nghĩa với việc chúng ta cần có đầu óc tổ chức khoa học để phân bổ thời gian hợp lý. Bên cạnh đó, những giờ học sẽ không chỉ là những giờ ngồi trên lớp nghe giảng, mà còn là những buổi làm bài tập, những bài thuyết trình, làm thí nghiệm và thực hành sẽ là những trải nghiệm rất mới đưa kiến thức của chúng ta vào thực tế. Ngoài những giờ học chính thống, sinh viên sẽ luôn có rất nhiều sự lựa chọn về những hoạt động ngoại khóa để cân bằng cuộc sống với một thời gian biểu linh hoạt. Một điểm khá thú vị khi học ở bậc đại học chính là sinh viên phải tự nhận thức đươc sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu; tự tìm kiếm những tài liệu bổ trợ cần thiết, tự chủ động liên hệ với giảng viên nếu cần hỗ trợ để có thể hoàn tất bài tập và nộp theo đúng thời gian quy định của trường. Tùy vào từng môn học, sinh viên sẽ phải tham gia những dự án, bài tập

Chọn sai nghề là một thực trạng tồn tại lâu nay xuất phát từ việc hướng nghiệp chưa được chú trọng một cách đúng mức. Nhiều sinh viên chọn nghề theo yêu cầu gia đình, chọn theo “mốt”, theo bạn bè mà chưa thật sự hiểu rõ khả năng, tính cách của mình có phù hợp với công việc đó hay không. Các chuyên gia tâm lý khẳng định, khi chọn sai nghề và làm công việc mình không yêu thích thì rất khó để đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp, dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý. Tuy nhiên, việc tiếp tục theo đuổi hay từ bỏ công việc mình được đào tạo nhưng không đam mê không phải là điều dễ dàng.

  • Chưa có phương pháp học tập phù hợp Ở bậc phổ thông, chúng ta thường được thầy cô dẫn dắt nhiều hơn nhưng học đại học thì khác. Vì số lượng sinh viên đông nên các thầy cô không thể quan tâm đến từng người. Đồng thời, học đại học theo phương pháp tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự học là chủ yếu. Điều này khiến cho nhiều sinh viên không tìm ra được phương pháp học tập phù hợp, dần dần mất phương hướng và có tâm lý chán nản dẫn đến bỏ học. Khá nhiều sinh viên thường chỉ học khi kỳ thi gần kề còn trong quá trình học thì chỉ mải mê vui chơi và không chịu học tập. Chính môi trường mới với nhiều trò vui chơi giải trí đã kéo một số học sinh chăm chỉ, học giỏi trở nên lười biếng, kết quả học tập kém. Với ý nghĩ mình có quyền hưởng thụ sau những ngày tháng thi cử áp lực, một số sinh viên dần dẫn đến mất thăng bằng, không bắt nhịp được guồng quay học tập và bị bỏ lại phía sau.
  • Khả năng tiếng Anh chưa tốt Rất nhiều sinh viên Việt Nam có thể vượt qua các bài thi tiếng Anh, tuy nhiên, khả năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm. Nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều trường

đại học, cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Trong môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và quan trọng nhất rõ ràng là tiếng Anh. Thêm nữa, công việc chất lượng cao đòi hỏi người lao động phải có khả năng hiểu và giao tiếp được bằng tiếng Anh. Do đó, các công ty có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ra các nước khác và những công ty này thường sử dụng những sinh viên tốt nghiệp có khả năng tiếng Anh cùng với kết quả học tập cơ bản theo yêu cầu. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp có khả năng tiếng Anh tốt sẽ tìm được những công việc tốt hơn so với những người mà trình độ tiếng Anh còn hạn chế. Nói cách khác, sinh viên biết tiếng Anh sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu nước ngoài và trên các trang web.

  • Thiếu trải nghiệm xã hội Cuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập... Cuộc sống ở đại học rất khác so với những năm phổ thông và một trong những khác biệt lớn nhất là sinh viên quan tâm nhiều mặt từ vấn đề học tập đến hoạt động ngoại khóa, xã giao thiết lập quan hệ, cho đến việc ăn ở đi lại. Những sinh viên ở các nước tiên tiến, sau khi học phổ thông thường ra ở riêng, đi làm thêm và có ý thức sống tự lập rất cao. Họ tự kiếm tiền để nuôi thân, hoặc vay tiền để đi học đại học, cao học. Thậm chí, ngay những gia đình có khả năng chu cấp vẫn thường để con mình tự lo hoặc vay tiền và tự trả sau khi ra trường và có việc làm. Rất nhiều sinh viên chỉ lo tập trung vào việc học tập mà quên đi các trải nghiệm khác tại trường đại học. Có rất nhiều các hoạt động có thể giúp sinh viên trưởng thành và rèn luyện các kỹ năng mềm:
  • Tham gia các câu lạc bộ
  • Chơi một số môn thể thao
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện
  • Tham khảo các thông tin về giảng viên và môn học
  • Đọc các tài liệu cần thiết trước khi lên lớp
  • Tham khảo các website chuyên ngành có thông tin liên quan đến môn họ c
  • Organize (tổ chức) Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi sinh viên bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống. Chẳng hạn như, trước mỗi học kỳ, chúng ta phải tự xây dựng một thời gian biểu cho việc học của mình. Trước khi tham gia các lớp học, chúng ta phải tìm hiểu về kỹ năng, kiến thức, thái độ để phân bổ cường độ học tập giữa môn nhiều kiến thức và kỹ năng với môn ít kiến thức và kỹ năng hơn nhằm tránh áp lực cho bản thân. Chúng ta nên biết ưu tiên cái gì trước, cái gì sau để có một kết quả như ý muốn. Đối với từng môn học, bước chuẩn bị cho phép chúng ta xây dựng kế hoạch phân bổ thời gian cho đọc sách - vì chúng ta đã biết mình phải tham khảo tài liệu nào, dày bao nhiêu trang; hay thời gian làm bài tập nhóm, thời gian đi kiến tập… Sinh viên cần chuẩn bị các công việc sau:
  • Lập kế hoạch học tập chi tiết
  • Lập kế hoạch đọc các tài liệu cho môn học
  • Lập kế hoạch tuần cho việc học tập và phát triển bản thân
  • Work (làm việc) Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn, này sinh viên phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả. Các công việc cần làm:
  • Chăm chỉ thực hiện các cam kết trong kế hoạch học tập
  • Ứng dụng các kỹ năng để phát triển bản thân và trong học tập
  • Ghi chép, nghe giảng và tương tác với giảng viên
  • Tham gia các nhóm học tập và làm các nhiệm vụ được giao
  • Hợp tác để phát triển kỹ năng làm việc nhóm
  • Evaluate (đánh giá) Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, sinh viên còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực sinh viên mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm gì để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. Những việc sinh viên cần làm
  • Rút kinh nghiệm về phương pháp
  • Tổng kết các kiến thức cốt lõi
  • Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác) Khả năng suy nghĩ lại này giúp sinh viên luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là cách tư duy một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa chiều, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra. Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Những việc sinh viên cần làm:
  • Dành thời gian suy nghĩ về bản thân
  • Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện
  • Tham gia một môn thể thao mà mình yêu thích Như vậy, khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Bên cạnh đó, do sinh viên được coi là những con người đã trưởng thành nên việc học và dạy ở đại học

mấu chốt của vấn đề.

  • Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
  • Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc giảng viên hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để nắm được trình tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.
  • Khi gặp nội dung khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
  • Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu. Việc phát biểu hay đặt câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay ý kiến vào một tờ giấy trước khi phát biểu. 1.2. 2. Kỹ năng ghi chép Biết cách ghi chép bài sẽ giúp chúng ta vừa ghi nhận lại thật tốt những kiến thức giảng viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy lưu vào bộ não chúng ta một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, chúng ta có thể tham khảo một số cách sau đây: Chuẩn bị trước khi ghi chép :
  • Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.
  • Trước khi đến lớp, nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì chúng ta sẽ không thể ghi chép nếu chúng ta không có bút. Trong khi ghi chép :
  • Không cần phải ghi lại mọi lời giảng của giảng viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Hãy dành thời gian để nghe giảng viên giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những điều mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có.
  • Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu chúng ta không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giảng viên hay các học viên khác.
  • Nên để nhiều khoảng trống trong vở khi ghi chép để bổ sung thêm sau đó.
  • Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giảng viên trước.
  • Nên dùng nhiều ký tự, ký hiệu viết tắt để ghi bài nhanh hơn.
  • Chú ý lắng nghe và ghi những lời quan trọng.
  • Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại những đề mục chính của bài giảng và tất cả những điều giảng viên ghi trên bảng.
  • Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giảng viên thường tóm tắt lại những nội dung chính của bài học và cung cấp rất nhiều thông tin vào 5-10 phút cuối. Sau khi ghi chép :
  • Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này chúng ta có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.
  • Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.
  • Viết lại những gì chúng ta đã ghi chép sẽ giúp chúng ta nhớ các chi tiết quan trọng.
  • Chia sẻ và trao đổi những ghi chép với các sinh viên khác để bổ sung những nội dung quan trọng còn thiếu
  • Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì chúng ta sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến
  • Đừng quên ghi chép khi đọc, nếu chúng ta ấn tượng về một thông tin nào đó. Phương pháp ghi chép Cornell Ghi chép theo hệ thống Cornell được Walter Pauk phát triển vào những năm 1950. Đây là phương pháp giúp người học tổ chức lại việc ghi chép và giúp việc học tập của họ được hiệu quả hơn. Theo hệ thống Cornell, sinh viên chia vở (loại 8.5 X 11 inch tương đương 21.59 X 27. cm) thành 3 phần như sau: Phần cuối trang - Summaries - (2 inch tương đương 5.08 cm) sẽ được dùng để viết phần tóm tắt cho từng trang. Phần trên trang, sinh viên chia thành 2 cột: Cột bên trái trang giấy - Cue - (2.5 inch tương đương 6.35 cm) được dùng để ghi lại những ý chính, phần cần chú ý, mở rộng chủ đề của bài học. Tại phần này, sinh viên có thể viết từ mới, những từ quan trọng, các câu hỏi trên

thông tin mà giáo trình không có. Vì vậy, lập nhóm học tập cũng rất quan trọng trong việc học ở đại học, sẽ được nói đến ở phần sau. Sinh viên cần tham khảo thật kỹ ý kiến của giảng viên trước khi bắt đầu đọc một tài liệu nào đó. Kỹ năng đọc tài liệu Đầu tiên, chúng ta hãy làm quen với kỹ năng đọc lướt hay đọc có chọn lọc để lấy được những thông tin quan trọng nhất. Đọc lướt và ghi chép ý chính đầu mỗi tiêu đề để khi đọc lại các ý này chúng ta sẽ nắm bắt ý và hiểu nội dung cuốn sách muốn nói gì. Nếu chúng ta cần tìm hiểu một nội dung nào, chỉ cần nhìn vào ghi chú đầu dòng để đi đến chỗ cần đọc nhanh nhất mà không cần phải đọc lại toàn bộ. Sau đó, đọc những gì chúng ta hiểu rõ nhất và dùng bút đánh dấu những nội dung quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc, đặt những câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Cuối cùng, chúng ta kết nối các nội dung giữa các tài liệu lại với nhau để nắm được nội dung bài học. Cùng với lắng nghe và quan sát, đọc sách là kỹ năng quan trọng khi chúng ta tiếp nhận thông tin. Việc lưu lại các bài viết khoa học mẫu mực mà chúng ta từng đọc cũng rất có giá trị. Nếu phát hiện ra một bài viết tốt vì bài đó truyền đạt ý tưởng và lập luận dễ hiểu, chúng ta có thể làm một cặp hồ sơ lưu các bản sao những đoạn văn đó, vài trang hay cả bài viết hoặc cả chương. Cùng đó là một vài ghi chú riêng giải thích vì sao bài viết thành công, ví dụ do dùng câu ngắn, từ ngữ đơn giản, hay dùng ngôi thứ nhất để truyền đạt, hay tránh dùng từ chuyên môn. Chúng ta cũng có thể lưu trữ những bài viết thất bại mình từng gặp thành cặp hồ sơ, với ghi chú bên cạnh giải thích lý do làm bài viết kém. Phương pháp ghi chú tùy thuộc vào cách đọc và cách tư duy riêng của mỗi sinh viên. Có người luôn giữ một cách ghi chép nhất quán trong lúc đọc sách, có người lại thích phối hợp các kiểu tiện lợi, như là dùng sơ đồ nếu ý tưởng cần trình bày theo kiểu như vậy, hoặc liệt kê theo danh sách chẳng hạn như là các từ khóa, các cụm từ hay câu ngắn, và cũng có người ghi chép rất nhiều. Quan trọng là chúng ta chọn phương pháp ghi chú phù hợp với tài liệu đang đọc và mục tiêu trong việc đọc và viết ghi chú. Thay vì viết ghi chú vào tờ giấy khác, một số người chọn sử dụng luôn tài liệu mà họ đang đọc - tô màu các

chữ và viết bình luận vào bên cạnh (tài liệu của cá nhân) Bảng câu hỏi cần trả lời trước khi đọc tài liệu:

  • Đề tài của bài đọc, hoặc quyển sách chúng ta đang đọc là gì?
  • Vấn đề nào đang được nêu ra?
  • Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy?
  • Những lý do nào được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả?
  • Người viết dùng sự thật, lý thuyết hay niềm tin của bản thân?
  • Điều đó có bổ sung, liên quan đến kiến thức mình đã có?
  • Lý lẽ của bài có thuyết phục không?
  • Những lý lẽ nào phản bác lại nội dung chính, cho dù lý lẽ nêu ra trong bài rất thuyết phục?
  • Bài viết này có liên quan đến các bài viết nào trước đây? 1.2. 4. Kỹ năng học tập nhóm Vai trò của kỹ năng học tập nhóm Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của mỗi thành viên nhờ học hỏi từ bạn bè thông qua quá trình trao đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, do đó có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Những ưu điểm của phương pháp học nhóm:
  • Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải được cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể.
  • Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh.
  • Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể.
  • Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của đa số sinh viên chúng ta hiện nay. Những kĩ năng được rèn luyện trong khi làm việc nhóm là rất quan trọng cho môi trường