Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Schemes and Mind Maps of Technical Writing

Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.344 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.

Typology: Schemes and Mind Maps

2023/2024

Uploaded on 05/31/2024

ksor-linh
ksor-linh 🇻🇳

1 / 24

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------------------
TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế học vĩ mô
Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA
VIỆT NAM
– Nhóm Việt Nam –
Thành viên nhóm thực hiện:
1. Huỳnh Quyền Linh – 030339230075
2. H Linh Ksơr – 030339230067
3. Nguyễn Thu Trang – 030137210559
4. Nguyễn Thùy Như Phụng – 030336200207
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18

Partial preview of the text

Download Kinh tế vĩ mô của Việt Nam and more Schemes and Mind Maps Technical Writing in PDF only on Docsity!

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

Môn: Kinh tế học vĩ mô

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA

VIỆT NAM

– Nhóm Việt Nam –

Thành viên nhóm thực hiện:

1. Huỳnh Quyền Linh – 030339230075

2. H Linh Ksơr – 030339230067

3. Nguyễn Thu Trang – 030137210559

4. Nguyễn Thùy Như Phụng – 030336200207

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

Môn: Kinh tế học vĩ mô

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA

VIỆT NAM

– Nhóm Việt Nam –

Thành viên nhóm thực hiện:

1. Huỳnh Quyền Linh – 030339230075

2. H Linh Ksơr – 030339230067

3. Nguyễn Thu Trang – 030137210559

4. Nguyễn Thùy Như Phụng – 030336200207

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Covid-19: Bệnh Virus Corona 2019 CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EVFTA: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) Fed: Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) FTA: Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Area) GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NSNN: Ngân sách Nhà nước TCTD: Tổ chức tín dụng TFP: Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity) ThS.: Thạc sĩ TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt USD: Đô la Mỹ (United States Dollar) VN: Việt Nam VND: Việt Nam đồng

MỤC LỤC

TRANG BÌA

TRANG BÌA PHỤ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM............................................................... 6

1.1. Vị trí địa lý của Việt Nam:.................................................................................. 6 1.2. Điều kiện kinh tế của Việt Nam:......................................................................... 6 1.3. Các yếu tố vĩ mô của Việt Nam:.......................................................................... 7 CHƯƠNG 2. GDP VÀ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM.............................. 8 2.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021):................................................ 8 2.2. Giai đoạn hậu Covid-19 (2022-nay):................................................................... 9 CHƯƠNG 3: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM................................................................... 11 3.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021):.............................................. 11 3.2. Giai đoạn hậu Covid-19 (2022-nay):................................................................. 12 CHƯƠNG 4. CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM....................... 14 4.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021):.............................................. 14 4.2. Giai đoạn hậu Covid-19 (2022-nay):................................................................. 16 CHƯƠNG 5. CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM................... 17 5.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021):.............................................. 17 5.2. Giai đoạn hậu Covid-19 (2022-nay):................................................................. 18 CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ................................................................ 19 6.1. GDP và tăng trưởng GDP của Việt Nam:.......................................................... 19 6.2. Lạm phát của Việt Nam:.................................................................................... 19 6.3. Công cụ chính sách tiền tệ của Việt Nam:......................................................... 20 6.4. Công cụ chính sách tài khóa của Việt Nam:...................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Việt Nam đang là một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao trong nhiều năm qua. Đặc biệt, GDP của Việt Nam đã tăng 5,05% trong năm 2023, IMF cho rằng tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam có thể leo lên mức 6,9%. Nền kinh tế có độ mở cao, tham gia sâu vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như CPTPP và EVFTA, mở ra cơ hội thương mại với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài cũng được thể hiện qua tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 39.140 tỷ USD tính đến hết năm 2023. Xuất khẩu của Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, và máy móc. Xuất khẩu hàng hóa trong quý đầu tiên năm 2024 đã tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt 93.06 tỷ USD. 1.3. Các yếu tố vĩ mô của Việt Nam: Về lạm phát, Việt Nam được dự báo ghi nhận lạm phát 3,4% năm 2024. Con số này thấp hơn mức lạm phát mục tiêu đã được Quốc hội thông qua cho năm nay là từ 4%-4,5%. Năm 2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25%. Về chính sách tiền tệ, NHNN tiếp tục kiên định mục tiêu trong năm 2024, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Phó Thống đốc cho biết, NHNN tập trung giải pháp trọng tâm trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng. Cụ thể, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Về chính sách tài khóa, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2024 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Theo ThS. Nguyễn Trần Minh Trí, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất tín dụng

cho vay; tập trung tín dụng cho các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu). CHƯƠNG 2. GDP VÀ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM 2.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021): GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%). Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%). Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-

  1. Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35%. Năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tác động tiêu cực của đại dịch. Mặc dù cả năm 2020, GDP cả nước đạt 2,91%, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương, nhưng đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020. Các dự báo trước đại dịch chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay sẽ cao tới 6,8%, nhưng nó đã giảm xuống 0,36% trong quý 2 năm 2020 – mặc dù đây là một chỉ số tương đối khởi sắc trong bối

4,72% của quý I/2021 và mức 3,66% của quý I/2020. Trong đó, ngành nông lâm thủy sản tăng 2,45%, đóng góp vào mức tăng trưởng chung 5,76%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%. Thêm vào đó, GDP quý I đạt 92,175 tỷ USD, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (4,8%) và Singapore (3,4%). Năm 2022, khi các hạn chế về dịch bệnh được nới lỏng, tốc độ tăng trưởng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ còn tăng tốc hơn. Đồng thời, với sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động ngoại thương của Việt Nam cũng sẽ phát triển nhanh chóng. Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4 năm 2022 là 33,26 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu cũng tăng 15,5% so với cùng kỳ. Lũy kế xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt 122,4 tỷ USD, tăng 16,4%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, chủ yếu là điện thoại di động, máy vi tính, máy móc và hàng dệt may với giá trị xuất khẩu đạt 105,6 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011 - 2022. Sau khi đạt tăng trưởng cao ở mức hơn 8% năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng từ sự ảm đạm của kinh tế thế giới. Bối cảnh bất lợi cả từ bên ngoài (trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự) và bên trong (những khó khăn lớn của nền kinh tế mở phụ thuộc bởi bên ngoài và trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19) đã ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận và là một trong số ít quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh tính đến hết tháng 10/2023. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,33% (quý III/2023) là con số rất tích cực so với cùng kì năm 2022, kéo theo kết quả chung GDP 9 tháng năm 2023 đạt 4,24%, khá cao so với các nước khác. Hai trong số các động lực chính cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đó là: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và năng lực xuất khẩu của quốc gia vẫn tiếp tục được duy trì.

Việt Nam bước vào năm 2024 với những thuận lợi cơ bản từ sự ổn định vĩ mô chung và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu hậu Covid-19. Cụ thể, GDP quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 trong suốt 4 năm gần đây (2020-2023). CHƯƠNG 3: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 3.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021): Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ số lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng - CPI) của năm 2019 tăng 2,73%. Như vậy, lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%. Tuy nhiên, số liệu được Tổng cục Thống kê chính thức công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 đã tăng tới 1,4% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của các tháng 12 trong vòng 9 năm qua. Nguyên nhân đẩy CPI tăng cao như vậy chủ yếu là do sự tăng giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng tới 3,42%. Và lý do khiến nhóm hàng này tăng cao, theo Tổng cục Thống kê, là do dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn đã giảm mạnh, khiến giá thịt lợn tháng 12/2019 tăng 19,7% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,83%. Giá thực phẩm tăng cũng đã làm cho nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 2,44% so với tháng trước, khiến CPI chung tăng khoảng 0,22%. Ngoài ra, việc giá xăng, dầu điều chỉnh tăng ngày 30/11/2019 và giảm vào ngày 16/12/2019, bình quân tháng 12/2019 giá xăng dầu tăng 1,27% so với tháng trước, cũng làm CPI chung tăng khoảng 0,05%. Tuy CPI tháng 12/2019 tăng cao, song tính bình quân cả năm, CPI chỉ tăng 2,79%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Và điều đó có nghĩa, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục có một năm thành công khi ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn dưới cả mục tiêu Quốc hội đề ra (khoảng 4%). Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (tốc độ tăng CPI bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 1,72%; tăng 4,15%;

của kinh tế Việt Nam có độ trễ khoảng 9 - 12 tháng so với thế giới, từ đó dẫn tới độ trễ về lạm phát. Về phía áp lực chi phí đẩy, giá nguyên vật liệu đầu vào đã tăng 6,8% trong năm 2022, tổng cộng tăng 12,7% trong giai đoạn 2021 - 2022. Trong khi đó, đầu ra là chỉ số CPI bình quân mới chỉ tăng hơn 5% trong vòng 2 năm qua. Như vậy, ngay cả khi xu hướng hạ nhiệt của giá cả hàng hóa có giúp giá nguyên vật liệu trong thời gian tới giảm thì mặt bằng chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với chi phí vốn cao hơn do mặt bằng lãi suất tăng. Quan trọng là, việc lạm phát được kiểm soát tốt trong giai đoạn này có đóng góp đáng kể đến từ các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước, có thể kể đến như giảm một số loại thuế đối với xăng dầu; miễn, giảm học phí năm học 2020/2021 và 2021/2022; chưa tăng theo lộ trình đối với giá dịch vụ y tế, giáo dục. Tiếp theo đó, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm (CPI bình quân 6 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022, giảm mạnh so với mức tăng 4,89% của tháng 1), trong khi đà tăng trưởng yếu của nền kinh tế là những yếu tố khiến NHNN hành động quyết liệt, mạnh tay giảm lãi suất 4 lần liên tiếp chỉ trong vòng 3 tháng. Đây có thể xem là giai đoạn giảm lãi suất nhanh nhất của NHNN trong nhiều năm trở lại đây, hơn cả giai đoạn năm 2020 khi nền kinh tế bắt đầu đối mặt với đại dịch Covid-

Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,25%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản. Trong năm 2023, CPI tháng 1 tăng cao với 4,89%, áp lực lạm phát rất lớn nhưng sau đó đã giảm dần, đến tháng 6 mức tăng chỉ còn 2%, đến tháng 12 tăng 3,58%, bình quân cả năm 2023 lạm phát ở mức 3,25%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đặc biệt hơn, năm 2023 là năm thứ 10 liên tiếp lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu. Có được kết quả như vậy là do trong năm nhiều giải pháp được tích cực triển khai như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực;

giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/7/2023,… Theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. Tính chung quý I năm 2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

CHƯƠNG 4. CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM

4.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021): Để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID- 19, từ đầu năm 2020 , NHNN đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô tương đối lớn (ngày 17/03/2020, 13/50/2020, và 01/10/2020) với tổng mức giảm từ 1,75- 2,25%/ năm để sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện hỗ trợ khách hàng giảm chi phí vốn vay, phục hồi sản xuất kinh doanh. Cụ thể, qua 3 lần giảm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,25% xuống còn 4% và lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,25% xuống 2,5%. Tháng 7/2021, thực hiện Nghị quyết 63/ NQ- CP của Chính phủ, 16 TCTD lớn nhất hệ thống cam kết qua Hiệp hội Ngân hàng từ 15/07/2021 đến cuối năm 2021 tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm đối với dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch, tổng số tiền lãi giảm khoảng 20.613 tỷ đồng; 04 NHTM Nhà nước dành thêm 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, phí dịch vụ trong thời gian giãn cách tại các địa bàn phải áp dụng Chỉ thị 16. Nhằm ứng phó với dịch Covid-19, NHNN đã thực hiện rất nhiều các biện pháp điều hành để đáp ứng tín dụng đầy đủ, kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đợt dịch Covid-19, nhưng vẫn phải kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể, thông tư số 01/2020/TTNHNN ngày 13/03/2020 đã được NHNN ban hành ngay khi đại dịch bùng phát trong nước, được rà soát, chỉnh sửa và bổ sung 02 lần trong năm 2021 để phù hợp

giảm khoảng 2% so với năm trước; (iii) dòng kiều hối và các dòng vốn tài trợ khác vẫn tiếp tục tăng trong năm 2020. Trước bối cảnh đại dịch, NHNN đã chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cụ thể, NHNN đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành tích hợp 02 dịch vụ công đầu tiên là nộp thuế phí trước bạ ô tô xe máy và Bảo hiểm xã hội; đến cuối tháng 10/2021 đã có hơn 11 nghìn hồ sơ giao dịch thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia với giá trị giao dịch khoảng 5 tỷ đồng/tháng. 4.2. Giai đoạn hậu Covid-19 (2022-nay): Trước sức ép tăng tỷ giá USD/VND do Fed liên tục tăng lãi suất từ cuối quý I/2022 và tốc độ tăng giá của đồng USD, NHNN đã triển khai nhiều công cụ hỗ trợ, đồng thời bán ra lượng lớn hơn 20 tỷ USD. Vào điểm giữa tháng 7/2022, NHNN có điều chỉnh chuyển từ hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn sang hợp đồng giao ngay và tăng giá bán lên mức 23.400 đồng/USD (thêm 150 đồng). Trong quý III/2022, liên tục trong tháng 9 và tháng 10, NHNN đã có thêm 6 lần đưa ra thông báo về việc can thiệp tỷ giá. Theo đó, giá bán USD được điều chỉnh tăng lên mức 24.870 đồng/USD, đưa mức mất giá của tiền Đồng lên 8,6%, cao nhất trong nhiều năm qua. NHNN đã 2 lần điều chỉnh lãi suất vào ngày 23/9/2022 và ngày 25/10/2022, đều tăng thêm 1 điểm % các loại lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng. Cuối tháng 12/2022, đà tăng lãi suất huy động dừng lại với lãi suất huy động cao nhất xuống dưới mức 9,5%/năm, được cho là mức rất cao so với thị trường khu vực và thế giới. Sang đến năm 2023, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục khó khăn, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất tái cấp vốn 50 điểm (0,5%) xuống 5,5%, hiệu lực từ thứ hai (ngày 3/4/2023) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ giá trong nước được hỗ trợ bởi áp lực lạm phát thấp, nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn, dẫn đến tỷ giá trong nước cũng từng bước giảm nhiệt, cụ thể, tỉ giá liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm, tỷ giá trung tâm tăng 1,18% so với đầu năm. Tuy nhiên, một trong những sự khác biệt nữa của năm 2023 so với những năm trước là hiện tượng thừa tiền của các ngân hàng thương mại Việt Nam, việc nguồn vốn VND quá dư thừa trong hệ thống

cũng đã đẩy lãi suất huy động xuống mức thấp nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Ở một số ngân hàng lớn, lãi suất huy động ngắn hạn có thời điểm xuống chỉ còn 1,9%. Ngày 14/3/2024, Thủ tướng Chính phủ triển khai nhiệm tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023 trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn (14 triệu tỷ đồng); lãi suất cho vay vẫn còn cao; nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm; một số chương trình tín dụng chưa hiệu quả (như gói 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, trong khi gói 15 nghìn tỷ đồng cho lâm sản, thủy sản lại giải ngân rất nhanh),…

CHƯƠNG 5. CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT

NAM

5.1. Giai đoạn trước và trong Covid-19 (2019-2021): Đầu năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Cụ thể, mục tiêu chính sách tài khoá năm 2019 này nhấn mạnh vào việc kiểm soát tài chính, mở rộng thu ngân sách, phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, cùng việc cải thiện chất lượng dịch vụ công và thống kê. Năm 2019, Việt Nam tiếp tục chậm giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng năm 2019 trên cả nước hơn 270.209 tỉ đồng, chỉ đạt 62,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và 67,46% kế hoạch Chính phủ giao. Theo Bộ Tài chính, thu NSNN năm 2020 ước tính đạt trên 1.507 nghìn tỷ đồng, bằng 98% dự toán điều chỉnh (tăng thêm 1.538 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội). Tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm. Vào năm 2020 , NHNN chi ước tính đạt 1.781,4 nghìn tỷ đồng, bằng 82,8% so với dự toán trình Quốc hội, điểm sáng trong điều hành là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn so năm trước. Tính đến hết ngày 30/12/2020, Chính phủ đã chi khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ cho gần 13

hạn tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất năm 2023 là khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Thêm vào đó, chi ngân sách nhà nước cả năm 2023 ước đạt 1.731,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán và tăng 10,9% so với năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn và khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Năm 2024, ngành tài chính phải thực hiện nhiệm vụ hết sức nặng nề: Dự toán thu NSNN là 1,7 triệu tỷ đồng; dự toán chi NSNN là 2,1 triệu tỷ đồng; bội chi NSNN là 399.400 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,6% GDP. Vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2024 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. CHƯƠNG 6: TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ 6.1. GDP và tăng trưởng GDP của Việt Nam: Trong bối cảnh toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện sự linh hoạt và khả năng phục hồi ấn tượng trước những thách thức kinh tế. Năm 2019, dù thế giới chao đảo bởi những biến động thương mại, Việt Nam vẫn duy trì được một tốc độ tăng trưởng GDP đáng ngưỡng mộ, thậm chí vượt qua các mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Điều này không chỉ cho thấy sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam mà còn phản ánh sự quản lý và điều hành kinh tế có chiến lược. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam giống như nhiều quốc gia khác, đã phải đối mặt với những khó khăn không lường trước được. GDP tăng trưởng chậm lại, phản ánh sự ảnh hưởng sâu rộng của đại dịch đến mọi ngóc ngách của đời sống kinh tế. Nhưng qua đó, Việt Nam đã cho thấy sự kiên cường và năng lực thích ứng cao, với những bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh và hồi phục kinh tế vào năm 2021. Đến năm 2022, Việt Nam đã bắt đầu gặt hái những thành quả từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, với sự phục hồi mạnh mẽ của GDP và việc kiểm soát dịch bệnh

được cải thiện đáng kể. Điều này không chỉ là một dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế đang trở lại quỹ đạo phát triển mà còn là minh chứng cho khả năng vượt qua khó khăn của người dân Việt Nam. Cuối cùng, vào năm 2023, với những dấu hiệu tích cực liên tục được ghi nhận, Việt Nam không chỉ khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 6.2. Lạm phát của Việt Nam: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam đã thể hiện khả năng kiểm soát lạm phát ấn tượng. Trước đại dịch, Việt Nam đã duy trì mức lạm phát thấp, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 chỉ ở mức 2,73%, mức thấp nhất trong ba năm. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, khi Covid-19 lan rộng, nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức mới, dẫn đến sự biến động của CPI. Năm 2021, CPI chỉ tăng 1,84%, phản ánh sự ổn định trong bối cảnh khó khăn. Nhưng sau đại dịch, lạm phát có xu hướng tăng trở lại, với CPI tháng 7/2022 tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước, và lạm phát cơ bản năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022. Những con số này cho thấy, mặc dù đại dịch đã gây ra nhiều áp lực, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định tương đối trong quản lý lạm phát. Điều này cũng phản ánh sự linh hoạt và khả năng thích ứng của chính sách kinh tế trong việc đối phó với các biến cố bất ngờ. 6.3. Công cụ chính sách tiền tệ của Việt Nam: Nhìn chung, chính sách tiền tệ của Việt Nam đã chứng minh sự linh hoạt và đáp ứng tích cực trước và sau đại dịch COVID-19. Trước khi đại dịch bùng phát, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, lạm phát được kiểm soát và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi đại dịch lan rộng, nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, thị trường tài chính - tiền tệ gặp nhiều biến động, và Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Còn nữa, trong khi nhiều quốc gia khác tăng lãi suất, Việt Nam lại giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Điều này đã giúp tăng cường tín dụng và đồng thời giảm áp lực