Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

DE_THI_CHUYEN_TRAN_PHU_HP, Schemes and Mind Maps of Law

DE_THI_CHUYEN_TRAN_PHU_HP_2023_____

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 04/22/2024

han-nguyen-ngoc-6
han-nguyen-ngoc-6 🇻🇳

1 document

1 / 7

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
SỞ GD & ĐT HẢI
PHÒNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2022 - 2023
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. Động vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Cá. B. Lợn. C. Trâu. D. Trùng roi.
Câu 2. Thực hiện phép lai giữa hai cá thể kiểu gen AABbCc và aaBBCc. Biết không xảy ra đột biến; kiểu gen
nào sau đây có thể được tạo ra ở đời con của phép lai này?
A. AaBBcc. B. AABBCC. C. AAbbCc. D. AabbCc.
Câu 3. Đặc điểm giúp vi khuẩn được lựa chọn làm tế bào nhận trong kĩ thuật chuyển gen là
A. cấu tạo đơn giản. B. kích thước nhỏ.
C. sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. có khả năng sống kí sinh.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình nhân đôi ADN?
A. Enzim ligase xúc tác tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5 3.
B. Enzim ADN polymerase không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
C. Kết thúc quá trình nhân đôi, từ một phân tử ADN mẹ tạo ra hai phân tử ADN con trong đó có một phân tử
ADN mới và một phân tử ADN cũ.
D. Enzim ADN polymerase tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3 5.
Câu 5. Tần số tương đối của một alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm
A. số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
B. các kiểu gen chứa alen đó trong quần thể.
C. các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
D. số giao tử mang alen đó trong quần thể.
Câu 6. Nhóm thực vật nào sau đây mở khí khổng vào ban đêm và đóng khí khổng vào ban ngày?
A. C3.B. Cây ưa bóng. C. CAM. D. C4.
Câu 7. Để tạo ra các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao người ta thường sử dụng dạng đột biến
nào dưới đây?
A. Đa bội. B. Chuyển đoạn. C. Lệch bội. D. Mất đoạn.
Câu 8. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, đường lactose liên kết và làm biến
đổi cấu hình không gian của protein nào sau đây?
A. Protein ức chế. B. Protein Lac A. C. Protein Lac Y. D. Protein Lac Z.
Câu 9. Rễ cây hấp thụ nước theo cơ chế
A. ẩm bào. B. thẩm thấu. C. vận chuyển tích cực. D. trao đổi ion.
Câu 10. Trường hợp nào sau đây tất cả các cá thể con đều có kiểu hình giống cá thể mẹ?
A. Gen nằm trên NST Y. B. Gen nằm trong tế bào chất.
C. Gen nằm trên NST thường. D. Gen nằm trên NST X.
Câu 11. Dạng đột biến cấu trúc NST dẫn đến một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết
khác là
Trang 1/5- Mã đề thi 001
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download DE_THI_CHUYEN_TRAN_PHU_HP and more Schemes and Mind Maps Law in PDF only on Docsity!

SỞ GD & ĐT HẢI

PHÒNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2022 - 2023

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. Động vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào? A. Cá. B. Lợn. C. Trâu. D. Trùng roi. Câu 2. Thực hiện phép lai giữa hai cá thể kiểu gen AABbCc và aaBBCc. Biết không xảy ra đột biến; kiểu gen nào sau đây có thể được tạo ra ở đời con của phép lai này? A. AaBBcc. B. AABBCC. C. AAbbCc. D. AabbCc. Câu 3. Đặc điểm giúp vi khuẩn được lựa chọn làm tế bào nhận trong kĩ thuật chuyển gen là A. cấu tạo đơn giản. B. kích thước nhỏ. C. sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. có khả năng sống kí sinh. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình nhân đôi ADN? A. Enzim ligase xúc tác tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’^  3 ’. B. Enzim ADN polymerase không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. C. Kết thúc quá trình nhân đôi, từ một phân tử ADN mẹ tạo ra hai phân tử ADN con trong đó có một phân tử ADN mới và một phân tử ADN cũ. D. Enzim ADN polymerase tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’^  5 ’. Câu 5. Tần số tương đối của một alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm A. số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể. B. các kiểu gen chứa alen đó trong quần thể. C. các kiểu hình của alen đó trong quần thể. D. số giao tử mang alen đó trong quần thể. Câu 6. Nhóm thực vật nào sau đây mở khí khổng vào ban đêm và đóng khí khổng vào ban ngày? A. C 3. B. Cây ưa bóng. C. CAM. D. C 4. Câu 7. Để tạo ra các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao người ta thường sử dụng dạng đột biến nào dưới đây? A. Đa bội. B. Chuyển đoạn. C. Lệch bội. D. Mất đoạn. Câu 8. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli , đường lactose liên kết và làm biến đổi cấu hình không gian của protein nào sau đây? A. Protein ức chế. B. Protein Lac A. C. Protein Lac Y. D. Protein Lac Z. Câu 9. Rễ cây hấp thụ nước theo cơ chế A. ẩm bào. B. thẩm thấu. C. vận chuyển tích cực. D. trao đổi ion. Câu 10. Trường hợp nào sau đây tất cả các cá thể con đều có kiểu hình giống cá thể mẹ? A. Gen nằm trên NST Y. B. Gen nằm trong tế bào chất. C. Gen nằm trên NST thường. D. Gen nằm trên NST X. Câu 11. Dạng đột biến cấu trúc NST dẫn đến một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác là

A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn trong một NST. D. chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau. Câu 12. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm A. đa dạng và phong phú về kiểu gen. B. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. C. kiểu gen dị hợp luôn chiếm tỉ lệ cao. D. duy trì trạng thái cân bằng di truyền qua các thế hệ. Câu 13. Phát biểu nào dưới đây là đúng về quần thể tự thụ phấn? A. Tần số tương đối của các alen thay đổi tuỳ từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau. B. Tần số tương đối của các alen bị thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau. C. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau. D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nhưng tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần qua các thế hệ. Câu 14. Vi khuẩn E.coli mang gen mã hóa insulin của người có thể tổng hợp được insulin trong tế bào vì mã di truyền có tính A. thoái hóa. B. kết thúc. C. phổ biến. D. đặc hiệu. Câu 15. Kí hiệu kiểu gen AB/ab được sử dụng trong trong trường hợp nào sau đây? A. Các gen phân li độc lập. B. Các gen cùng nằm trên một NST. C. Các gen tương tác với nhau. D. Mỗi gen quy định một tính trạng. Câu 16. Phát biểu nào sau đây về tiêu hóa ở động vật là sai? A. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. B. Ở ruột non, thức ăn được tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. C. Ở người, tiêu hóa hóa học diễn ra nhờ sự xúc tác của các enzim tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa ngoại bào giúp động vật đơn bào có thể sử dụng được các phân tử thức ăn lớn hơn. Câu 17. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì phép lai P: Aa x Aa tạo ra F 1 có loại kiểu hình trội chiếm tỉ lệ A. 1/3. B. 1/4. C. 2/3. D. 3/4. Câu 18. Cà độc dược có 12 nhóm gen liên kết. Số NST trong tế bào loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là A. 6. B. 24. C. 12. D. 48. Câu 19. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính, các yếu tố khác không đổi, rồi theo dõi cường độ quang hợp của hai cây này. Ý nào sau đây về thí nghiệm trên là sai? A. Thí nghiệm có thể xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. B. Nếu cây B là cây C 4 , cây A là cây C 3 thì điểm bão hòa ánh sáng của cây B thấp hơn so với cây A. C. Nếu tăng nhiệt độ và cường độ chiếu sáng mà cường độ quang hợp của loài A giảm thì chắc chắn loài này là cây C 3. D. Thí nghiệm trên có thể xác định được loài A và B là cây C 3 hay cây C 4. Câu 20. Hệ mạch của động vật có hệ tuần hoàn hở không có A. tĩnh mạch. B. tĩnh mạch và mao mạch. C. động mạch. D. mao mạch.

IV. Một số giống cây ăn quả không hạt là ứng dụng của đột biến đa bội. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 31. Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trên một phân tử mARN, hoạt động của polixom giúp tạo ra nhiều chuỗi polipeptit khác loại. II. Riboxom dịch chuyển theo chiều từ 3’→5’ trên mARN. III. Bộ ba đối mã với codon UGA là AXT trên tARN. IV. Các chuỗi polypeptit sau khi được tổng hợp sẽ được cắt bỏ axit amin mở đầu, cuộn xoắn theo nhiều cách khác nhau để hình thành các bậc cấu trúc cao hơn. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 32. Tính trạng chiều cao của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10 cm, cây thấp nhất có chiều cao 100 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F 1. Tiếp tục cho các cây F 1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F 2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Ở F 2 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cây cao 110 cm. B. Ở F 2 loại cây cao 130 cm chiếm tỉ lệ cao nhất. C. Cây cao 120 cm ở F 2 chiếm tỉ lệ 3/32. D. Ở F 2 có 7 kiểu hình và 27 kiểu gen. d Câu 33. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A 1 quy định hoa đỏ, alen A 2 quy định hoa hồng, alen A 3 quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Các alen trội hoàn toàn theo thứ tự A 1 > A 2 > A 3 > a. Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây đúng? A. Lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng sẽ cho F 1 có tỉ lệ hoa vàng nhiều nhất là 25%. B. Lai cây hoa hồng với cây hoa trắng có thể cho F 1 không có hoa trắng. C. Lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng có thể cho 4 loại kiểu hình. D. Lai cây hoa hồng với cây hoa vàng có thể cho F 1 có tỉ lệ 1 hồng: 2 vàng: 1 trắng. Câu 34. Một nhà nghiên cứu đang muốn tìm hiểu về sáu gen khác nhau trong tế bào ở người; kí hiệu các gen tương ứng là A, B, C, D, E, F. Trong đó, gen A, B và F liên kết với nhau theo thứ tự trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1, gen C và D cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 5, còn gen E chỉ có trong ADN ở ti thể. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các gen A, B, F có số lần nhân đôi bằng các gen C và D. II. Phân tử mARN sau khi tổng hợp từ gen E sẽ được vận chuyển ra tế bào chất để tiến hành dịch mã tổng hợp protein. III. Gen E nằm trên 1 phân tử ADN mạch kép, vòng và có thể có số lần nhân đôi nhiều hơn các gen còn lại. IV. Nếu đột biến đảo đoạn AB trên nhiễm sắc thể số 1, làm cho gen A và F cạnh nhau thì mức độ hoạt động của gen A có thể thay đổi. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 35. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Một gen khác gồm 3 alen quy định nhóm máu ABO nằm ở một nhóm gen liên kết khác. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để đứa con trai do cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh ra mang gen bệnh và có kiểu gen dị hợp về nhóm máu là bao nhiêu? A. 6/25. B. 4/75. C. 27/200. D. 13/30.

  • Ở thế hệ thứ I, từ trái sang phải lần lượt là: I 1 , I 2 , I 3 , I 4.
  • Ở thế hệ thứ II, từ trái sang phải lần lượt là: II 1 , II 2 , II 3 , II 4 , II 5 , II 6 , II 7 , II 8 , II 9.
  • Ở thế hệ thứ III, từ trái sang phải lần lượt là: III 1 , III 2 , III 3 , III 4 , III 5 , III 6. 1. Quy ước gen:
  • Trong phả hệ, bố mẹ I 1 và I 2 không bị bệnh sinh con gái II 1 bị bệnh → tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
  • Quy ước:
  • A – không bị bệnh, a bị bệnh.
  • IAIA, IAIO: máu A; IBIB, IBIO: máu B; IAIB: máu AB; IOIO: máu O. **2. Xác định kiểu gen của III 3 và III 4 : a. Bên phía người chồng III 3 :
  • Xét tính trạng bệnh:**
  • II 1 : aa → I 1 : Aa x I 2 : Aa → II 4 : 1/3AA:2/3Aa.
  • I 3 : aa → II 5 : Aa.
  • II 4 : (1/3AA:2/3Aa) x II 5 : Aa → III 3 : (2/5AA:3/5Aa). *** Xét tính trạng nhóm máu:**
  • I 2 : IOIO^ → II 4 : IAIO.
  • II 7 : IOIO^ → I 3 : IAIO^ x I 4 : IAIO^ → II 5 : (1/3IAIA:2/3IAIO).
  • II 4 : IAIO^ x II 5 : (1/3IAIA: 2/3IAIO) → III 3 : (2/5IAIA:3/5IAIO). => Người chồng III 3 : (2/5AA:3/5Aa)(2/5IAIA:3/5IAIO). b. Bên phía người vợ III 4 :
  • Xét tính trạng bệnh: III 6 : aa → II 8 : Aa x II 9 : Aa → III 4 : (1/3AA:2/3Aa).
  • Xét tính trạng nhóm máu: III 6 : IOIO^ → II 8 : IBIO^ x II9: IBIO^ → III 4 : (1/3IBIB:2/3IBIO). => Người vợ III 4 : (1/3AA:2/3Aa)(1/3IBIB:2/3IBIO). c. Tính xác suất người con trai của III 3 và III 4
  • Người chồng III 3 : (2/5AA:3/5Aa)(2/5IAIA:3/5IAIO).
  • Người vợ III 4 : (1/3AA:2/3Aa)(1/3IBIB:2/3IBIO).
  • Xét tính trạng bệnh: III 3 : (2/5AA:3/5Aa) x III 4 : (1/3AA:2/3Aa) → Người con trai bình thường của cặp vợ chồng III 3 và III 4 có thể có kiểu gen với tỉ lệ: 14/27AA:13/27Aa. → Người con trai vợ chồng III 3 và III 4 mang gen bệnh (Aa) với tỉ lệ 13/27.
  • Xét tính trạng nhóm máu: III 3 : (2/5IAIA:3/5IAIO) x III 4 : (1/3IBIB:2/3IBIO).
  • Xác suất sinh con có kiểu gen dị hợp về nhóm máu = IAIB^ + IAIO^ + IBIO^ = 1 – IOIO = 1 – 3/10 x 1/3 = 9/10. => XS để người con trai của cặp vợ chồng III 3 và III 4 mang gen bệnh và có kiểu gen dị hợp về nhóm máu = 13/27 x 9/10 = 13/30. Câu 36. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến và quá trình tạo giao tử 2 bên diễn ra như nhau. Tiến hành phép lai P: AB/ab Dd x AB/ab dd, trong tổng số cá thể thu được ở F 1 số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 35,125%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F 1? I. Cá thể dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 20,25%. II. Cá thể đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 10,125%. III. Cá thể mang một trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 14,875%. IV. Cá thể đồng hợp trội trong tổng số cá thể kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 14,875%. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
  • P: AB/ab Dd x AB/ab dd A_B_Dd = 35,125% A_B_ = 70,25% aabb = 20,25% = 40,5% ab x 50% ab tần số hoán vị gen =19% (hoán vị 1 bên) I. Cá thể dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 20,25%sai, AaBbDd = 0,405 x 0,5 x 0,5x2 =40,5% III. Cá thể đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 10,125% đúng, aabbdd = 20,5%x50% = 10,125% III. Cá thể mang một trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 14,875%  đúng
  • A_bbdd = aaB_dd = (25-20,25)%x50% = 2,375%
  • aabbDd = 20,25 x 50% = 10,125% tổng = 14,875% IV. Cá thể đồng hợp trội trong tổng số cá thể kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 14,875% sai, không có cá thể nào đồng hợp trội do cặp Dd x dd không cho KG DD

II. Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64. III. Người con gái của cặp vợ chồng trên lấy một người chồng không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng cô con gái này sinh được một người con trai không bị bệnh là 15/58. IV. Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 2/11. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

  • Bên phía người vợ:
  • Cậu của người vợ có kiểu gen aa.
  • Ông bà ngoại của người vợ đều có kiểu gen Aa.
  • Mẹ của người vợ có kiểu gen 1/3AA:2/3Aa.
  • Bố của người vợ có kiểu gen 9/11AA:2/11Aa.
  • Người vợ có kiểu gen 5/8AA:3/8Aa.
  • Bên phía người chồng:
  • Mẹ của người chồng kiểu gen aa.
  • Chị của người chồng kiểu gen aa.
  • Bố của người chồng có kiểu gen Aa.
  • Người chồng có kiểu gen Aa.
  • Người con gái của người chồng 13/29AA:16/29Aa. (1) đúng. (2) đúng. 5/8AA:3/8Aa × Aa → 13/32AA:16/32Aa:3/32aa → XS cặp vợ chồng trên sinh đứa thứ 2 con trai không bị bệnh = 1/2A- = 29/64. (3) sai: 13/29AA:16/29Aa × Aa → XS sinh một người con trai không bị bệnh = 1/2A- = 1/2(1-aa) = 1/2(1- 8/29 × 1/2) = 25/58. (4) đúng Câu 40. Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr, GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự nuclêôtit như sau: 3’ - XXX – XAA – TXG – ATG – XGA – XTX – 5' 123 5 12 18 Đoạn mạch gốc trên tham gia phiên mã, dịch mã tổng hợp nên một đoạn pôlipeptit. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Nếu đột biến mất cặp G -X ở vị trí thứ 12 thì đoạn pôlipeptit sẽ còn lại 4 axit amin. II. Trình tự axit amin của đoạn pôlipeptit tạo ra là Gly – Val – Ser – Tyr – Ala – Glu. III. Nếu cặp A – T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G – X thì đoạn pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala. IV. Nếu đột biến thay cặp G – X ở vị trí 12 thành cặp X– G thì đoạn pôlipeptit sẽ còn lại 3 axit amin. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. ------------- HẾT ----------