Download Đât vẫn là pháp luật xây dựng and more Thesis Matlab skills in PDF only on Docsity!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
PHÁP LUẬT XÂY DỰNG
Chủ biên. TS. Ngô Việt Hùng
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Khoa Quản lý đô thị
Khoa Quản lý đô thị
Khoa Quản lý đô thị
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................... v
1.6.1. Nguyên tắc chung của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật xây dựng
Khoa Quản lý đô thị
3.9.3 Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh BĐS ........... 142
3.10. Luật Nhà ở ............................................................................................. 142
3.10.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật ........................ 143
3.10.2. Những nội dung cơ bản của Luật Nhà ở liên quan tới hoạt động xây
dựng ........................................................................................................... 143
3.11. Các luật khác ......................................................................................... 144
3.11.1. Luật Di sản văn hóa (Luật số 28/2001/QH10, ngày 29- 6 - 2001, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01- 01 - 2002, và Luật Số 32/2009/QH12, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01- 01 - 2010) ................................................................................... 144
3.11.2. Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (Luật số 09/2008/QH12,
3.11.3. Luật Quy chuẩn - Tiêu chuẩn .......................................................... 145
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG 148
4.1. Khái niệm, hệ thống, quy định lựa chọn tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng 148
4.1.1. Khái niệm về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng .................................. 148
4.1.2. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam .................. 157
4.1.3. Quy định về lựa chọn và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật ...... 162
4.2. Giới thiệu hệ thống quy chuẩn xây dựng Việt Nam ................................. 166
4.2.1. Hệ thống quy chuẩn về xây dựng ...................................................... 166
4 .2.2. Hệ thống quy phạm ........................................................................... 171
4.3. Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn ngành
4.3.1. Hệ thống tiêu chuẩn .......................................................................... 173
4.3.2. Phân loại tiêu chuẩn xây dựng .......................................................... 173
4.4. Áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài vào các hoạt động xây
dựng ở Việt Nam ............................................................................................ 175
4.4.1. Quy định về lựa chọn và áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong
hoạt động xây dựng ở Việt Nam .................................................................. 175
4.4.2. Giới thiệu một số hệ thống tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài ............. 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 186
Khoa Quản lý đô thị
Khoa Quản lý đô thị
Khoa Quản lý đô thị LỜI NÓI ĐẦU Nước ta từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao; sự phát triển kinh tế gắn liền với tốc độ gia tăng về xây dựng. Việc quản lý nhà nước về xây dựng tuy đã được cải tiến, đổi mới từng bước, song tình trạng xây dựng sai phép, không phép, không thực hiện theo quy hoạch được duyệt vẫn tiếp diễn đã mang lại những hậu quả nghiêm trọng, việc xử phạt và cho tồn tại vẫn còn tái diễn. Những năm gần đây các luật như: Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Ngân sách, ... có liên quan đến hoạt động xây dựng đã được Quốc hội ban hành. Các văn bản pháp quy về xây dựng do cơ quan Nhà nước ban hành đã có tác dụng quản lý nhà nước về xây dựng, thiết lập cơ chế về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất xây dựng. Mặc dù Quốc hội, Chính phủ, Bộ Xây Dựng và các bộ liên quan đã ban hành các chính sách về quản lý xây dựng nhưng việc tổ chức thực hiện, việc giải quyết khiếu nại của dân và giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước, người chịu trách nhiệm của Nhà nước với dân chưa được triệt để. Với mục tiêu giúp cho sinh viên các ngành xây dựng, kiến trúc, quy hoạch, quản lý đô thị, kỹ thuật đô thị có thể hiểu về pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến xây dựng nói riêng, trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có học phần Pháp luật xây dựng. Để phục vụ cho giảng dạy và học tập học phần Pháp luật xây dựng, cần phải có một tài liệu giúp giới thiệu và hệ thống hóa các văn bản liên quan để hoạt động xây dựng. Tài liệu Pháp luật xây dựng được biên soạn dựa trên cơ sở tập hợp, giới thiệu các kiến thức về pháp luật nói chung, tóm lược các nội dung của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng. Tài liệu này được biên soạn dựa trên phương pháp tổng hợp và kế thừa các tài liệu tham khảo từ đó tóm tắt các nội dung chính, các điểm cần lưu ý để sinh viên có thể nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật xây dựng, từ đó vận dụng để học tập và làm việc. Trong quá trình biên soạn tài liệu, không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp và quý bạn đọc. Tác giả
Khoa Quản lý đô thị 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT XÂY DỰNG
1.1. Sơ lược về pháp luật 1.1.1. Khái niệm, thuộc tính và đặc điểm của pháp luật
- Khái niệm về pháp luật: Pháp luật là hiện tượng nảy sinh trong đời sống xã hội, khi xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước. Để duy trì sự thống trị của mình và để quản lý xã hội, giai cấp cầm quyền đã ban hành ra pháp luật, với tư cách là công cụ, phương tiện để quản lý, duy trì trật tự xã hội. Do đó, pháp luật luôn mang tính giai cấp và tính xã hội. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, thể hiện ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn bộ xã hội. Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Pháp luật chính là công cụ để điều chỉnh, để hướng các quan hệ xã hội theo một “trật tự” chung mà trật tự này thường do giai cấp thống trị xã hội đưa ra nhằm bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp mình. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội ở mức độ nào đó tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể. Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa mang tính xã hội, pháp luật là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung dùng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội được nhà nước bảo vệ và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Vì vậy, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Các đặc trưng cơ bản (thuộc tính) của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung): Trước hết, quy phạm được hiểu là những quy tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của một phạm vi cá nhân, tổ chức. Tính quy phạm của pháp luật thể hiện một giới hạn do nhà nước quy định
Khoa Quản lý đô thị 2 để các chủ thể (cá nhân, tổ chức) có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Nếu vượt ra ngoài khuôn khổ (giới hạn) đó là vi phạm pháp luật. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những quy phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là quy tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa pháp luật với các loại quy phạm khác ở chỗ: Pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Ví dụ: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.
- Tính quyền lực (tính cưỡng chế, tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước): Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:
- Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật;
- Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước. - Tính ý chí: Pháp luật thể hiện tính ý chí vì nó luôn phản ánh mục đích của giai cấp cầm quyền. Pháp luật không phải là kết quả của một hành động tự phát hay cảm tính. Pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị bắt nguồn từ mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời sống. Chỉ có giai cấp cầm quyền mới có khả năng thể hiện ý chí và bảo vệ tối đa lợi ích của mình trong pháp luật. Khi đã được hợp pháp hóa thông qua hệ thống luật pháp thì các mục đích và lợi ích đó sẽ được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Do vậy đây là kết quả của sự tư duy chủ động của giai cấp cầm quyền. - Tính xã hội: Tính xã hội là một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật vì pháp luật cần phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội tại thời điểm tồn tại của nó để có thể phát huy được hết hiệu lực. Pháp luật cần phải phản ánh đúng nhu
Khoa Quản lý đô thị 4 1.1.2. Nguồn gốc ra đời của pháp luật Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó là thời kỳ xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thủy sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các tập quán và tín điều tôn giáo. Các quy phạm xã hội trong chế độ cộng sản nguyên thủy có những đặc điểm:
- Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả thành viên trong xã hội, là quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng, là khuôn mẫu của hành vi;
- Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù trong xã hội cộng sản nguyên thủy cũng đã tồn tại sự cưỡng chế nhưng không phải do một bộ máy quyền lực đặc biệt tổ chức mà do cả cộng đồng tổ chức nên. Những tập quán và tín điều tôn giáo lúc bấy giờ là những quy tắc xử sự rất phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội, bởi vì nó phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy, phù hợp với tính chất khép kín của tổ chức thị tộc, bào tộc, bộ lạc. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, tính chất khép kín trong xã hội bị phá vỡ, các quy phạm phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích chung không còn phù hợp. Trong điều kiện lịch sử mới xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để thiết lập cho xã hội một “trật tự”, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị và đáp ứng nhu cầu đó pháp luật đã ra đời. Giai đoạn đầu giai cấp thống trị tìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với lợi ích của giai cấp mình, biến đổi chúng và bằng con đường nhà nước nâng chúng lên thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam suốt thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương chưa có pháp luật thành văn , hình thức của pháp luật lúc bấy giờ chủ yếu là tập quán pháp. Bên cạnh đó các nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật. Bởi lẽ, nếu chỉ dùng các tập quán đã chuyển hoá để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì sẽ có rất nhiều các quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội không được điều chỉnh, vì vậy để đáp ứng nhu cầu này hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước đã ra đời. Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều khi chỉ là các quyết
Khoa Quản lý đô thị 5 định của các cơ quan tư pháp, hành chính, sau dần trở nên hoàn thiện cùng với sự phát triển và hoàn hiện của bộ máy nhà nước. Như vậy pháp luật được hình thành bằng hai con đường: Thứ nhất , nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội - phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật; thứ hai , bằng hoạt động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới. Tóm lại: Pháp luật cũng giống như nhà nước hình thành trong xã hội có giai cấp. Khi xuất hiện hình thức tư hữu và phân chia giai cấp, con người cạnh tranh nhau và pháp luật xuất hiện. Pháp luật có hai thuộc tính, đó là tính giai cấp và tính xã hội. Tính giai cấp thể hiện ở chỗ pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, phục vụ giai cấp thống trị và tính xã hội thể hiện ở chỗ pháp luật phải phù hợp với quy luật của xã hội, được xã hội thừa nhận. 1.1.3. Bản chất và mục đích của pháp luật Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có " pháp luật tự nhiên " hay pháp luật không có tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Mặt khác bản chất của pháp luật còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự "chọn lọc tự nhiên" trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm "hợp lý", "khách quan" được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội. Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các
Khoa Quản lý đô thị 7 Có những văn bản có ý nghĩa nhưng không chứa đựng quy tắc xử sự chung thì cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn Nhà nước có thể ra các văn bản như lời kêu gọi, hiệu triệu, tuyên bố...
- Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, Hành chính, Kinh tế trong trường hợp cần thiết thì Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm.
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định do luật định và dưới những hình thức nhất định (tên gọi). Chú ý:
- Những văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mà không có đầy đủ các đặc điểm trên đây để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể, thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ công chức; Quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác; Quyết định xử phạm vi phạt hành chính; Quyết định phê duyệt dự án; Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt và những văn bản cá biệt khác.
- Những văn bản mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng không chứa đựng những quy tắc xử sự chung thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Lời kêu gọi, hiệu triệu, tuyên bố... của Nhà nước mặc dù có ý nghĩa pháp lý, song không phải là các văn bản quy phạm pháp luật. 3) Hình thức và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành dưới hai hình thức: Văn bản luật và văn bản dưới luật. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật. Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mình mà các cơ quan Nhà nước được ban hành những hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Những văn bản quy phạm pháp luật ban hành không đúng thẩm quyền đều không có giá trị. a) Văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ở Trung ương ban hành:
- Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành như: Hiến pháp; Bộ luật; Luật; Nghị quyết.
Khoa Quản lý đô thị 8 Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp do đó mọi vấn đề đối nội, đối ngoại quan trọng nhất trong phạm cả nước đều phải do Quốc hội quy định.
- Văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành như: Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội, phạm vi chức trách của ủy ban Thường vụ Quốc hội là giải quyết những công việc của Quốc hội , giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Vì vậy ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể giải quyết những việc lẽ ra phải đưa ra Quốc hội quyết định.
- Văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành như: Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành như: Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Chính phủ có quyền quy định những biện pháp hành chính để tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội theo nhiệm vụ, quyền hạn đã ghi trong Hiến pháp.
- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành như: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo ngành mình trong phạm vi cả nước. Thủ trưởng các cơ quan này căn cứ vào Luật, Nghị quyết của Quốc hội , Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội , Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định những biện pháp hành chính để quản lý ngành mình theo nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được quy định trong Hiến pháp.
- Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành như: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.