Download cơ sở kiến trúc nhà ở 1 and more Exercises Architecture in PDF only on Docsity!
ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC - NHÀ Ở 1
CƠ SỞ THIẾT KẾ:
NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN
SVTH: NGUYỄN THẠCH TRÂN MSSV: 20510501650 LỚP: QH20A GVHD: VÕ TRƯỜNG GIANG
QUAN NIỆM ĐỀ TÀI
- Nhà liên kế là loại nhà ở riêng lẻ thấp tầng phổ biến trong đô thị, được xây dựng liền nhau ở các khu vực nội thành đông dân cư hoặc khu nhà ở quy hoạch phân lô, sử dụng chung hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị, mỗi nhà có hệ thống kỹ thuật độc lập
- Nhà liên kế có kích thước lô đất thống nhất theo quy họach phân lô; được xây dựng liền vách với nhau thành dãy, thống nhất về phong cách kiến trúc mặt đứng cho từng dãy nhà. Nhà liên kế được thiết kế hài hòa với cảnh quan và địa hình xung quanh, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, mỹ quan khu nhà ở và tạo nên một cộng đồng khu ở nhân văn.
- Nhà liên kế có sân vườn là loại nhà ở liên kế phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn thuộc khuôn viên của mỗi nhà, kích thước sân vườn được thống nhất cho cả dãy nhà hoặc theo quy hoạch chi tiết của khu dân cư
2. ĐẶC ĐIỂM:
- Nhà liên kế thường được xây dựng trên các lô đất có cùng kích thước, diện tích mỗi lô khoảng 60 m² ( 4 mx 15 m) – 120 m² ( 6 mx 20 m), có vườn trước và sân sau, mặt tiền hẹp ( phổ biến nhất là từ 4 m đến 6 m) để tiết kiệm đường ống kỹ thuật hạ tầng đô thị, tạo khả năng tiếp cận với không gian đường phố và các tiện nghi đô thị.
- Kích thước chiều ngang lô đất có xu hướng giảm dần khi nhà liên kế được xây dựng tiến dần vào trung tâm thành phố, nhưng không được nhỏ hơn 3 , 5 m.
- Mật độ xây dựng loại nhà này cho phép từ 60 – 80 %
- Vì các ngôi nhà ghép liền sát nhau, vai kề vai, lưng kề lưng nên chỉ tiếp xúc với thiên nhiên ở một hoặc hai mặt nhà.
- Mỗi gia đình được khai thác sử dụng toàn bộ không gian trong phạm vi lô đất của mình.
- Tùy theo hướng gió, địa hình, kết cấu … mà có những cách hợp khối khác nhau: xếp thẳng hàng, xếp chéo, xếp so le, xếp giật cấp hoặc chồng lên nhau…
- Cứ 6 - 10 căn hộ tạo thành một dãy nhà có chung mái và tường ngăn giữa các ngôi nhà. Số tầng của các dãy nhà thường từ 2 – 4 tầng.
- Tùy theo điều kiện cảnh quan, quy hoạch phân lô và địa hình mà một dãy nhà có số căn hộ nhiều hay ít (dao động từ 4 - 16 căn hộ / dãy). Nếu số lượng căn hộ trong dãy nhà liên kế quá nhiều sẽ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu cho cảnh quan khu ở.
- Loại nhà này thích hợp cho các gia đình thị dân trung lưu hoặc khá giả ở các thị trấn, thành phố nhỏ và đô thị lớn. Chức năng chính của nhà liên kế là để ở , hoặc có thể vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, buôn bán, làm kinh tế. MẶT BẰNG TỔ CHỨC KHU NHÀ LIÊN KẾ
3. PHÂN LOẠI:
- Nhà liên kế chỉ có chức năng ở ( mặt nhà rộng 3. 5 m – 5 m)
- Nhà liên kế ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ (mặt nhà rộng 4 m – 6 m)
- Nhà liên kế có sân vườn ( mặt nhà rộng 6 m - 8 m) Khu nhà liên kế tại quận 9, TP.HCM Nhà liên kế kết hợp thương mại (shop house) , dự án The Manor Central Park, Hànội Thiết kế :Cty Kiến trúc Kume Sekkei (Nhật Bản) [ nguồn: themanorcentralpark .vn ] Nhà liên kế sân vườn , dự án Foshan Times Fantasy [ nguồn: Endless Dwelling ]
5. MỘT SỐ HẠN CHẾ:
- Mật độ xây dựng khá cao từ 70 % - 80 %, trong khi đó mật độ cư trú lại thấp sẽ gây lãng phí cho quỹ đất đô thị ( 250 – 300 người/ha so với 350 – 400 người/ha của chung cư thấp tầng).
- Do các khu nhà liên kế thường được quy hoạch bám sát mạng lưới đường giao thông để mỗi nhà đều có lối ra vào riêng nên diện tích mặt đường của khu nhà liên kế thường lớn hơn 40 % - 50 % so với khu chung cư.
- Nhà liên kế kết hợp kinh doanh sẽ tạo nên các dãy phố với nhiều cửa hàng liên tiếp , xuất hiện nhiều chỗ ra vào trên đường phố gây cản trở giao thông , đặc biệt là đối với các khu vực đông dân cư có lưu lượng giao thông lớn.
- Nhà liên kế khó có thể tạo ra một môi trường sống riêng biệt yên tĩnh, xa tiếng ồn và tránh bụi bặm. Thiếu cây xanh, tổ chức thông thoáng chiếu sáng cho căn hộ còn hạn chế (do bố trí lưng kề lưng), thiếu không khí trong lành… dẫn đến chất lượng môi trường ở kém. Diện tích sàn xây dựng vượt quá nhu cầu ở cũng gây lãng phí.
- Sự pha trộn, lai tạp trong phong cách kiến trúc sẽ làm giảm giá trị căn nhà, sự đơn điệu của mặt tiền dãy phố làm giảm tính đa dạng của cảnh quan đô thị, ảnh hưởng không tốt đến thị hiếu thẩm mỹ trong xây dựng nhà ở. SỰ ĐƠN ĐIỆU CỦA DÃY PHỐ
6. TỔ HỢP KHÔNG GIAN:
Qua thực tế kiến trúc nhà ở riêng lẻ tại các đô thị Việt Nam, một ngôi nhà tốt cần có những yêu cầu về không gian như sau:
- Kết hợp 3 loại không gian kín, hở và nửa kín nửa hở. Lối vào nhà nên tạo một không gian chuyển tiếp có mái che sẽ phù hợp hơn với khí hậu nắng gắt mưa nhiều.
- Giữa không gian bên trong nhà và bên ngoài nhà cần có mối liên hệ hữu cơ thông qua các không gian nửa kín nửa hở như ban công, lôgia, giếng trời, hàng hiên, giàn hoa, lối vào…
- Có sự phân chia không gian giữa khu động (không gian sinh hoạt) với khu tĩnh (không gian nghỉ ngơi). Trong khu phụ như bếp, vệ sinh cũng cần phân ra khu vực khô và khu vực ướt.
- Ngoài yêu cầu thông gió xuyên phòng, cần chú ý tổ chức thông gió thẳng đứng hay thông gió xuyên mái qua các không gian giao thông theo chiều ngang, giao thông theo chiều đứng trong mỗi căn hộ.
- Trong nhà có thể áp dụng một số biện pháp tạo khoảng trống như hiên đón, lôgia sâu, tường hoa, vách ngăn nhẹ, vườn trên mái bằng và bố trí cây xanh, bồn hoa, bể nước ngoài nhà….. đều là những biện pháp cải tạo vi khí hậu hiệu quả. Sự thông thoáng trong căn hộ sẽ gia tăng khi các khoảng trống này được mỡ rộng nhờ liên kết các sân trước, sân trong (patio) của các nhà kế cận nhau, hoặc tổ chức sân sau liên hoàn thành một hành lang kỹ thuật (cấp thoát nước)
- Tổ chức, bố cục phòng ốc trong căn hộ sao cho sự liên hệ đi lại ngắn gọn hợp lý và không chồng chéo nhau.
CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NHÀ LIÊN KẾ
1. CƠ CẤU NHÀ LIÊN KẾ:
- Tầng trệt: có sân phía trước, lối vào (có thể kết hợp hiên đón), phòng khách rộng tiện nghi kết hợp cầu thang trang trí, khu vệ sinh, bếp và ăn kết hợp sân trong với cây xanh nhỏ và sân sau vừa lấy ánh sáng cho bếp, vừa là sàn nước.
- Tầng lửng : gồm 1 phòng ngủ nối tiếp với ban công lô gia, khu vệ sinh và phòng sinh hoạt chung.
- Lầu 1 : bố trí 2 phòng ngủ với 1 hoặc 2 phòng vệ sinh, một không gian chung dành cho học tập làm việc.
- Lầu 2 : gồm sân thượng, phòng thờ hoặc phòng đa năng, cầu thang, sân phơi. Không gian trong nhà bố cục linh hoạt, đa dạng, không theo nguyên tắc liên hệ xuyên phòng truyền thống mà chỉ là một không gian chung có sự chuyển tiếp ước lệ giữa các công năng khác nhau. MÔ HÌNH NHÀ CHỈ ĐỂ Ở [Nguồn: Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 8/2004,trang 51]
2. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG:
Yêu cầu chung :
- Bố trí phòng ốc hợp lý, đảm bảo độc lập khép kín, không gian kiến trúc trong và ngòai nhà hài hòa.
- Có khả năng chuyển đổi linh họat, thích ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Bố cục không gian rộng thóang để tăng hiệu quả nội thất.
- Đảm bảo thông thóang chiếu sáng tự nhiên.
- Cấu trúc an tòan hợp lý , đảm bảo độ bền vững công trình Phân khu và tổ hợp không gian :
- Có sự phân chia không gian giữa khu động (không gian sinh hoạt) với khu tĩnh (không gian nghỉ ngơi). Cách thuận tiện nhất để phân khu động-tĩnh này là phân chia phòng ốc theo các tầng. (Hình 1 )
- Kết hợp 3 loại không gian kín, mở và nửa kín nửa mở.
- Trong khu phụ như bếp, vệ sinh cũng cần phân ra khu vực khô và khu vực ướt.
- Tổ chức, bố cục phòng ốc trong nhà sao cho liên hệ đi lại ngắn gọn hợp lý và không chồng chéo nhau. (Hình 1) Phân khu động ( màu đỏ) – tĩnh (màu xanh) theo các tầng, từ đó xác định nút giao thông chính cho toàn nhà
- Những thành phần chính để tổ hợp mặt đứng nhà ở là : các nhóm cửa sổ cửa đi, ban công, lôgia và cầu thang. Xử lý các thành phần này một cách khéo léo, sáng tạo và có quy luật thì mới đem lại mỹ quan cho ngôi nhà.
- Kích thước cửa sổ phụ thuộc vào yêu cầu chiếu sáng, giải pháp kết cấu và tổ chức nội thất. Đối với nhà hướng Bắc-Nam thì cửa sổ có thể mở rộng, nhà hướng Tây Nam-Đông Bắc thì cửa sổ không mở quá lớn và nên kết hợp giải pháp bao che bằng ôvăng, lam đứng-lam ngang, mái đua…v..v
- Ban công và lôgia có một phần rỗng hoặc toàn bộ rỗng, được điểm xuyết bởi bồn hoa cây xanh sẽ làm cho mặt đứng nhà thêm duyên dáng và tươi mát. Hiệu quả bóng đổ của chúng cũng làm tăng vẽ đẹp của ngôi nhà. Khi thiết kế ban công và lôgia nên chú ý hình thức của lan can. Lan can có thể là thanh đứng kết hợp thanh ngang, hoặc được uốn-dập tạo hình nhưng tránh rườm rà hóa, cầu kỳ hóa hình thức lan can.
- Những mãng tường đặc hoặc những phần có lôgia ăn sâu vào khối nhà sẽ đối chọi với nhau. Trên mặt đứng, hai thành phần này không nên có kích thước bằng nhau vì sẽ tạo nên sự so sánh nhất định. Nói cách khác là người thiết kế cần chú ý đến tỷ lệ và hình thức mãng đặc rỗng trên mặt nhà. Cách xử lý tỉ lệ bancông, lôgia lệch nhau, kết hợp dùng khối đặc nhấn mạnh lối vào , sẽ tránh được mặt đứng phẳng lì cho cả dãy nhà. [Nguồn hình:Endless Dwelling]
Về chất liệu, khi xử lý phân vị cũng như xử lý chi tiết mặt nhà, dùng vật liệu thô hay mịn cũng cần đúng chỗ, không nên dùng trang trí giả như kẻ vữa XM giả đá, đúc BT giả gỗ….để đảm bảo tính chân thực của vật liệu. Có thể kết hợp sử dụng vật liệu thiên nhiên ( gỗ, đá) với vật liệu nhân tạo ( kính, thép, chất dẽo…) Mặt đứng dãy nhà được phối kết bởi hình khối kỷ hà, không chi tiết trang trí , chủ yếu dùng màu sắc và chất liệu của vật liệu hoàn thiện. [Nguồn hình:Endless Dwelling]
- Tổ chức không gian lưu thông ( hoặc không gian hòa nhập): sự thay đổi giữa chức năng các không gian chỉ là ước lệ, có thể thay đổi không gian bằng cách thay đổi màu sắc, vật liệu hoặc thay đổi cao độ nền nhà.
- Chú ý mối quan hệ tương hỗ giữa đồ đạc và những chi tiết trang trí nội thất ( thảm, đèn, tranh vẽ,…). Chọn màu trung tính cho phòng ( với độ sẫm giảm dần từ sàn đến trần) và nhấn mạnh màu sắc cho đồ đạc.
- Các không gian cần sự nhẹ nhàng (phòng ngủ, phòng làm việc) thì dung màu hòa sắc ( cùng tông). Không gian cần sự nhấn mạnh (phòng sinh hoạt, phòng ăn) thì dung màu đối sắc ( tông tương phản)
- Bố trí bàn ghế trong đơn giản nhưng không gian trong phòng phải phong phú và biến hóa
MỘT SỐ DỮ LIỆU THIẾT KẾ THAM KHẢO
THỂ HIỆN TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT
NÉT VẼ TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT KÍ HIỆU VẬT LIỆU CÁC KÍ HIỆU CỬA ĐI CÁC KÍ HIỆU CỬA SỔ KÍ HIÊU VẬY DỤNG Nguồn: Google và quyển Dữ liệu kiến trúc sư KÍ HIỆU CẦU THANG