





Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Một số trung tâm tính phí dịch vụ đối với người lao động, một số khác thì không. Tuy nhiên, các trung tâm dịch vụ việc làm thường chỉ giới thiệu người lao động tới các tổ chức đang cần tuyển nhân viên, khâu tuyển dụng sẽ do tổ chức tuyển dụng tự làm.
Typology: Assignments
1 / 9
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Đề tài bài tập lớn: "Phong tục lễ tết và lễ hội ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế." Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Mã sinh viên : 20111503544 Lớp: DH10NA Tên học phần: Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Mạc Dung Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Như chúng ta đã biết ở mỗi quốc gia, mỗi tộc người trên thế giới nền Văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng. Nó thể hiện những nét độc đáo riêng của mỗi quốc gia, mỗi tộc người. Hơn nữa nó còn thể hiện những tinh hoa và những đặc thù riêng của tộc người đó và ở Việt Nam cũng vậy. Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, thêm vào đó Việt Nam có nền Văn hóa rất phong phú và đa dạng vì Việt Nam có hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sông trên một lãnh thổ. Mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa truyền thống riêng. Có rất nhiều thành tố để ta nhận biết về Văn hóa Việt Nam như : Ngôn ngữ, Tôn giáo, Tín ngưỡng và đặc biệt là những phong tục tập quán và nói đến phong tục tập quán thì không thể không nói đến phong tục lễ tết và lễ hội. II.NỘI DUNG: 1.Lễ Tết Các ngày LỄ TẾT được phân bố theo thời gian trong năm; xen vào các khoảng trống trong lịch thời vụ. Lễ tết gồm hai phần: cúng tổ tiên (lễ) và ăn uống bù cho lúc làm lụng đầu tắt mặt tối (tết). Tết là phải ăn – “ăn tết”. Trong năm; quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán (nguyên = bắt đầu; đán = buổi sáng); nó còn được gọi là Tết ta để phân biệt với tết tây (đầu năm theo lịch Dương) hoặc Tết cả để phân biệt với các tết con còn lại.
Tết Thượng Nguyên nằm trong cùng hệ thống với các Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy; Địa quan xá tội; dân cúng cô hồn bằng cháo hoa đổ vào những chiếc lá đa đặt dọc đường đi; cũng là ngày lễ Vu Lan của nhà Phật) và Hạ Nguyên (rằm tháng Mười; Thủy quan giải ách; cũng là ngày Tết cơm mới). Thuộc loại Tết ngày rằm còn có Trung Thu (rằm Tháng Tám) vốn là Tết chung của mọi người; đánh dấu ngày có trăng tròn nhất trong năm; lúc thời tiết mát mẻ; tổ chức thả diều; hát trống quân… sau này chuyển thành Tết của thiếu nhi. Ngoài ra; có Tết Hàn Thực (3-3) làm bánh trôi; bánh chay cúng gia tiên; Tết Đoan Ngọ (5-5) là Tết của xứ nóng phương Nam ta kỉ niệm thời điểm giữa năm. Đây là thời điểm nóng nực; nhiều bệnh tật phát sinh nên dân ta gọi ngày này là Tết giết sâu bọ; với tục dùng lá móng nhuộm (để bảo vệ) móng tay móng chân cho trẻ; ăn rượu nếp (miền Nam gọi là cơm rượu) và hoa quả chua chát (để “sâu bọ” trong người say và chết); vào giờ Ngọ đi hái lá (các loại lá ngải; ích mẫu; lá muỗm; lá vối…) phơi khô để dùng uống cả năm. Thuộc loại Tết trùng ngày tháng (3-3; 5-5); trước đây còn có Tết Ngâu 7-7. Cuối năm; 23 tháng chạp là ngày Tết ông Táo; các gia đình sắm 2 mũ ông 1 mũ bà để cúng bộ ba Thổ Công – Thổ Địa – Thổ Kì cùng với cá chép để ông lên chầu Trời (người du mục thì đi ngựa; còn người vùng nông nghiệp sông nước thì cưỡi cá!). Mở đầu bằng Tết Nguyên Đán; kết thúc bằng Tết ông Táo; để rồi đêm 30; ông Táo lại trở về cùng gia đình bước vào năm tiếp theo – hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín; âm dương chuyển hóa cho nhau. 2.Lễ Hội
Nếu lễ Tết là một hệ thống phân bố theo thời gian thì Lễ Hội là hệ thống phân bố theo không gian: Vào mùa xuân và mùa thu; khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất; lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác; mỗi vùng có lễ hội riêng của mình. Chẳng thế mà vùng Kinh Bắc có câu: Mồng 7 hội Khám; Mồng 8 hội Dâu; Mồng 9 đâu đâu nhớ về hội Gióng. Mỗi lễ hội lại mang những nét tiêu biểu và giá trị khác nhau, dẫu vậy mục đích chung vẫn là hướng tới đối tượng tâm linh cần suy tôn. .Lễ hội có 2 phần gồm: phần lễ và phần hội. Phần LỄ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Căn cứ vào mục đích này và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa; có thể phân biệt ba loại lễ hội: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu mưa; hội xuống đồng; hội đâm trâu; hội cơm mới; hội cốm; hội đua thuyền; hội đua ghe Ngo…). Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỉ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước – hội Đền Hùng; hội Gióng; hội đền An Dương Vương; hội đền Hai Bà Trưng; hội đền Kiếp Bạc; hội Tây Sơn; hội Đống Đa…); và lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng (các lễ hội tôn giáo và văn hóa – hội Chùa Hương; hội chùa Tây Phương; hội chùa Thầy; hội đền Bắc Lệ; hội đền Dạ Trạch; hội Phủ Giày; hội núi Bà Đen…). Phần Hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc; phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp: Xuất phát từ ước vong cầu mưa là các trò tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để nhắc Trời làm mưa như thi đốt pháo; đi thuyền đốt pháo; ném pháo; đánh pháo đất… Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là
hiểu theo một cách đúng nghĩa của nó chẳng hạn như một số tín ngưỡng của Tết cổ truyền dân tộc và các lễ hội truyền thống. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ. Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết. Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
quê hương của người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, du lịch,... Như vậy, việc tiếp nhận các sinh hoạt lễ hội từ nước ngoài là điều không xa lạ trong giao lưu tiếp biến văn hóa, song tiếp nhận như thế nào lại là vấn đề khác *III.KẾT LUẬN Bảo tồn và phát huy lễ hội, lễ Tết Một quốc gia không thể phát triển bền vững và mạnh mẽ nếu không có nền tảng truyền thống tốt đẹp. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Dân tộc ta đã từng trải qua 1000 năm Bắc thuộc và một thời gian dài dưới ách thực dân Pháp và Mĩ. Dù vậy, các thế hệ cha anh đã không những gìn giữ được những phong tục truyền thống mà còn tiếp thu được những nét văn hoá tốt đẹp. Đó là bài học cho những thế hệ người Việt Nam hiện nay và mai sau học tập để cùng hội nhập phát triển mà vẫn kế thừa và phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, trong đó có nét đẹp về lễ Tết và lễ hội. Đó cũng là cơ sở của tình yêu nước, yêu Dân tộc Việt Nam, của tinh thần tự trọng và khí phách xả thân vì độc lập của đất nước. IV.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO