Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

bài tiểu luận môn kỹ năng soạn thảo văn bản, Thesis of Sociology of Rituals and Ceremonies

bài tiểu luận môn kỹ năng soạn thảo văn bản tìm hiểu về văn bản hành chính

Typology: Thesis

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 05/08/2022

do-thuy-linh-
do-thuy-linh- 🇻🇳

5

(1)

4 documents

1 / 9

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Đề 7: Tại sao công văn văn bản không tên loại ? những
loại công văn nào công dụng chính của từng loại ra sao? Những khó
khăn trong việc phân biệt công văn với một số loại văn bản quy phạm
pháp luật hoặc hành chính thông thường khác đã dẫn đến thực tế như thế
nào trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước hiện
nay?
-Bài Làm-
I, KHÁI NIỆM CHUNG:
1.Khái niệm công văn:
- Công văn là loại VB không có tên loại, được dùng để thông tin trong
hoạt động giao dịch, trao đổi công tác, v..v... giữa các chủ thể thẩm
quyền để giải quyết các nhiệm vụ có liên quan.
2.Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật văn bản do các quan nhà nước
thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó chứa
đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho
xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ
thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm
điều chỉnh các quan hệ hội theo một trật tự nhất định nhà nước
muốn xác lập.
3, Công dụng của công văn:
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có
thể thấy rằng Công văn được sử dụng rất phổ biến. Với quan nhà
nước, công văn được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp
chính thức của quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới với công
dân. Đặc biệt hơn nữa, trong các tổ chức hội các doanh nghiệp
trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để
thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của mình.
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download bài tiểu luận môn kỹ năng soạn thảo văn bản and more Thesis Sociology of Rituals and Ceremonies in PDF only on Docsity!

Đề 7: Tại sao công văn là văn bản không có tên loại? Có những loại công văn nào và công dụng chính của từng loại ra sao? Những khó khăn trong việc phân biệt công văn với một số loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc hành chính thông thường khác đã dẫn đến thực tế như thế nào trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước hiện nay? -Bài Làm-

I, KHÁI NIỆM CHUNG:

1.Khái niệm công văn:

  • Công văn là loại VB không có tên loại, được dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác, v..v... giữa các chủ thể có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ có liên quan. 2.Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập. 3, Công dụng của công văn: Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy rằng Công văn được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công văn được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Đặc biệt hơn nữa, trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

4 .Dựa vào mục đích ban hành, công văn được phân thành các loại như sau :

- Công văn hướng dẫn: Công văn hướng dẫn là công văn có nội dung hướng dẫn thực hiện về nội dung nào đó đã được quy định mà chưa rõ ràng hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nội bộ, quy định của đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo yêu cầu của cấp dưới. - Công văn giải thích: Công văn giải thích là công văn được dùng để cụ thể hóa, chi tiết hóa nội dung của các văn bản khác về thực hiện một công việc nào đó mà cơ quan, cá nhân nhận được chưa rõ, có thể hiểu không đúng về các quy định Về cơ bản, công văn hướng dẫn và công văn giải thích khá giống nhau nên sẽ có nhiều người hiểu nhầm về 2 loại công văn này. - Công văn chỉ đạo: Công văn chỉ đạo là công văn của cấp trên thông tin cho cơ quan, bộ phận cấp dưới về các công việc cần triển khai, cần thực hiện. Nội dung của loại công văn này gần giống với chỉ thị, nên các chủ thể cần cẩn trọng khi sử dụng loại văn bản này. - Công văn đôn đốc, nhắc nhở: Công văn đôn đốc nhắc nhở là công văn của cấp trên nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh cấp dưới khi thực hiện các hoạt động, công việc, biện pháp, quyết định đã có yêu cầu thực hiện trước đó. - Công văn đề nghị, yêu cầu: Công văn đề nghị yêu cầu là công văn của các cơ quan, bộ phận cấp dưới, gửi cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp để đề nghị, yêu cầu cơ quan, bộ phận đó cung cấp các thông tin, giải quyết công văn có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. - Công văn phúc đáp: Là công văn dùng để trả lời về những vấn đề mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

dung chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng. thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc… Hình thức ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định và Chỉ thị của Ủy ban nhân dân. Công văn không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó Thủ tục xây dựng, ban hành Phải được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và ban hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào. Thể thức trình bày Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo quy định của Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của liên Bộ Nội vụ – Văn phòng Chính phủ về thể thức trình bày văn bản. Được trình bày thống nhất theo mẫu và thể thức quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BVN ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Về trình tự thủ tục ban hành Cụ thể, chặt chẽ +thủ tục lâu trình tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải quyết các công việc

khẩn cấp. Ví dụ Bộ luật, luật, nghị định, thông tư Trả lời, cảm ơn, phúc đáp, hướng dẫn thực hiện, Xin ý kiến cấp trên 2, Những vấn đề thực tiễn trong phân biệt hai loại văn bản và ví dụ minh họa *Văn bản hành chính thông thường: Thứ nhất, các cơ quan, đơn vị chưa hiểu rõ khái niệm thế nào là văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến tình trạng văn bản ban hành còn sai sót về mặt hình thức và nội dung. Thứ hai, do văn bản cấp trên gửi xuống các đơn vị trực thuộc có sai sót về mặt thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, nhưng các cơ quan cấp dưới lại căn cứ thể thức văn bản của cấp trên để áp dụng cho văn bản của đơn vị mình, đây là lỗi sai sót hệ thống từ cấp trên đến các đơn vị ở cơ sở. Thứ ba, nhiều đơn vị không phân biệt được đối tượng điều chỉnh thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản trong Thông tư liên tịch số 55 năm 2005 của liên bộ Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ và Thông tư số 01 của Bộ Nội vụ năm 2011 hướng dẫn kỹ thuật trình bày văn bản hành chính dẫn đến trình trạng thể thức văn bản còn có nhiều lỗi sai sót như hiện nay. Nhiều đơn vị khẳng định thể thức văn bản theo Thông tư 55 năm 2005 đã không còn hiệu lực. Điều này chỉ đúng một phần bởi theo Thông tư số 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ thì đối tượng điều chỉnh là văn bản hành

Câu chuyện về thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản là một câu chuyện cũ nhưng tính thời sự vẫn còn hiện hữu trong từng cơ quan, đơn vị. Thiết nghĩ để giải quyết vấn đề trên, các đơn vị chức năng cần tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn cụ thể nội dung của Thông tư số 05 năm 2005 và Thông tư số 01 năm 2011, đặc biệt là sự phối hợp trong triển khai thực hiện giữa hai ngành tư pháp và nội vụ. *Văn bản quy phạm pháp luật: Qua nghiên cứu, có thể nêu lên các xu hướng tiêu cực cơ bản cần phải được khắc phục trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật như sau:

  • Sự mất cân đối của các bộ phận cụ thê’ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, có một khối lượng đáng kể các văn bản quy phạm pháp luật trùng lặp và trong nhiều trường hợp mâu thuẫn với nhau;
  • Tính hiệu quả thấp của cơ chế thực hiện các quy phạm của các công ước quốc tế ở phạm vi pháp luật quốc gia, chưa có cơ sở lý luận đầy đủ để thống nhất hóa (tiêu chuẩn hóa), nhất thể hóa và hài hòa hóa các văn bản pháp luật quốc gia và các văn bản pháp luật của các quốc gia khác, trong đó có các văn bản luật của các quốc gia thành viên thuộc cộng đồng ASEAN;
  • Thể chế hóa ở mức độ các đạo luật cụ thể những vấn đề không có ý nghĩa lớn mà đáng ra có thể được giải quyết trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn;
  • Chưa cân nhắc đầy đủ mức độ điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội tương ứng khi ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới;
  • Tính tuyên ngôn, có một số lượng lớn các quy phạm viện dẫn và các chỗ hổng trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể;
  • Sự cụ thể hóa không đúng nhiều quy phạm của các đạo luật trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể có giá trị pháp lý thấp hơn;
  • Dự báo không đầy đủ các hậu quả của việc ban hành một SỐ văn bản quy phạm pháp luật khi chuẩn bị các dự án văn bản đó, dẫn đến việc đưa ra những sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ ngay sau khi ban hành;
  • Đưa ra nhiều sửa đổi, bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật đã lạc hậu, không tạo điều kiện để đạt được hiệu quả cần thiết của điều chỉnh pháp luật;
  • Không tuân thủ thường xuyên các quy tắc của kỹ thuật lập pháp đã được lý luận và thực tiễn xây dựng pháp luật soạn thảo;
  • Thiếu tính thống nhất của thuật ngữ, vi phạm tính hài hòa của hệ thống các văn bản pháp luật;
  • Sự vội vàng không được lập luận trong việc chuẩn bị một số quyết định lập pháp quan trọng;
  • Vi phạm các ưu tiên trong điều chỉnh pháp luật;
  • Chưa huy động rộng rãi các tổ chức xã hội tham gia quá trình soạn thảo và thảo luận các dự án luật. Các xu hướng nói trên và các xu hướng tiêu cực khác trong xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật là hệ quả của những biến đổi chưa ổn định đang diễn ra trong xã hội Việt Nam, của việc chưa hiểu biết sâu sắc các nhu cầu phát triển của xã hội, của việc chưa có quan điểm hệ thống, chưa cân nhắc thận trọng những vấn đề của chiến lược và sách lược xây dựng pháp luật, của việc chưa có sự phân tích khoa học đầy đủ và dự báo, cân nhắc dư luận xã hội và việc đánh giá mang tính chất nghề nghiệp về các hậu quả có thê’ xảy ra do các quyết định xây dựng pháp luật mang lại. Do vậy, phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật chưa điều chỉnh kịp thời và tương ứng các quan hệ xã hội đã được hình thành về mặt thực tiễn và chưa kích thích được sự phát triển các quan hệ xã hội mới cần thiết. Trong lĩnh vực tương tác lẫn nhau của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế chưa có việc xác định rõ ràng nhóm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế mà theo Điều 12 Hiến pháp năm 2013 là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ đó đến nay vẫn chưa soạn thảo được ở mức cần thiết các thủ tục pháp lý đê’ khắc phục các xung đột của các quy phạm pháp luật quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Hơn nữa, các lĩnh vực của đời sống xã hội nói trên ngày càng trở nên phức tạp, và việc chậm trễ thể chế hóa pháp luật điều chỉnh những lĩnh vực đó dẫn đến hậu quả là một bộ phận đáng kể các quá trình xã hội diễn